Giáo án làm quen với toán: Nhận biết số 3
Giáo án làm quen với toán: Nhận biết số 3 1. Mục đích. * Kiến thức: - Nhận biết số 3 và gọi tên số 3. - Trẻ nhận biết đúng nhóm đồ d...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-lam-quen-voi-toan-nhan-biet-so-3.html
Giáo án làm quen với toán: Nhận
biết số 3
1.
Mục đích.
*
Kiến thức: -
Nhận biết số 3 và gọi tên số 3.
-
Trẻ nhận biết đúng nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 3.
*
Kỹ năng:
-
Rèn cho trẻ kĩ năng đếm, tạo nhóm có 3 đối tượng.
-
Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng…
*
Thái độ:
-
Hình thành ở trẻ khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ…
2.
Chuẩn bị.
-
Cô: Một số nhóm đồ chơi có số lượng 2, 3, thẻ số từ 1 -> 3.
+
Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.
+
Một băng giấy màu đỏ, 4 băng giấy màu vàng (3 băng giấy màu vàng = băng giấy
màu đỏ, băng giấy còn lại hẹp hơn ).
-
Trẻ: Thẻ số từ 1 -> 3. Thẻ chấm tròn từ 1 -> 3. Thẻ đồ vật, con vật có số
lượng từ 1 -> 3.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về nội dung bài
hát.
- Cho
cả lớp hát bài tập đếm. Hỏi về tên và nội dung bài hát.
* Hoạt động 2: Ôn số lượng trong phạm vi 2.
-
Yêu cầu trẻ tìm và đếm các nhóm đồ dùng đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn trên bàn: 2
hộp bánh trung thu, 2 chiếc đèn ông sao, 2 quả bưởi… Trẻ đếm và lấy thẻ số đặt
vào (Có thể gọi cá nhân trẻ lên hoặc hỏi cả lớp).
-
Hãy tìm đồ vật có số lượng 1 và lấy thẻ số 1.
* Hoạt động 3: Nhận biết chữ số 3.
-
Cô đưa băng giấy vàng rộng bằng băng giấy đỏ cho cháu gọi tên và hỏi trẻ:
+
Có mấy băng giấy màu vàng và màu đỏ.
+
Đếm xem có mấy băng giấy rộng bằng băng giấy đỏ (3 băng giấy).
+
Và tương ứng với thẻ số mấy.
-
Cô lần lượt dán từng cây lên cho trẻ đếm lần lượt 3 cây.
-
Những nhóm này có điểm gì giống nhau? (Có số lượng bằng nhau và cùng bằng 3).
-
Cô giơ thẻ số từ 1 đến 3, trẻ chọn chữ số tương ứng cho các nhóm đồ vật có số
lượng là 3, gọi cá nhân, tập thể trẻ trả lời và lên chọn thẻ số (Số 3).
-
Cô giới thiệu chữ số 3, cho cả lớp phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 4: Ôn luyện và củng cố.
-T/c
1: Thi xem ai nhanh:
+
Cô y/c trẻ chọn và xếp thẻ đồ vật, chấm tròn có số lượng 2 - 3.
-
T/c 2: “Tìm nhà”.
-
Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn có số lượng từ 2 đến 3 làm số nhà.
-
Xung quanh lớp treo 3 ngôi nhà có số lượng tương ứng. Trẻ vừa đi vừa hát, khi
có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ có thẻ bao nhiêu chấm tròn tìm về nhà có số
lượng tương ứng.
-
Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô bao quát nhận xét và tuyên dương trẻ.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô
cùng trẻ thu dọn đồ dùng cất vào góc quy định và chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Dạo chơi, nhặt lá rụng.
- TCVĐ: Trời nắng
trời mưa. - Chơi tự do: Chơi vò giấy,
xé lá.
1. Yêu cầu: - Trẻ ra sân ngoan, không chạy
lung tung, không bứt hoa, bẻ cành.
- Trẻ hứng thú chơi các trò chơi.
2. Chuẩn bị: - Sân trường rộng, sạch, an toàn.
- Lá cây, giấy, quần áo gọn gàng
cho trẻ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi, nhặt lá rụng: Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò
trẻ ra sân không được chạy nhảy lung tung, không xô đẩy bạn, trước khi ra sân
phải tắt hết điện.
- Cô cùng trẻ làm một đoàn tàu
cùng nhau đi tham quan, dạo chơi vườn trường. Và hỏi trẻ:
+ Các con vừa được được đi đâu
vậy? Đi dạo các con thấy những gì? Đây là cái gì?
+ Hoa để làm gì? Chúng ta phải
làm gì để cho hoa được đẹp?
- Sau đó, cho trẻ nhặt lá vàng
rụng ở sân trường và cô hỏi trẻ:
+ Các con thấy sân trường hôm nay
có gì rơi?
+ Lá vàng rơi làm cho sân trường
sạch hay bẩn?
+ Muốn cho sân trường sạch sẽ các
con phải làm gì? Vậy các con nhặt lá vàng bỏ vào đâu?
- Cô phát giỏ rác cho 3 tổ và
phân công mỗi tổ nhặt một khoảng sân.
- Trẻ nhặt lá vàng cô nhắc nhở
trẻ đổ đúng nơi quy định của nhà trường.
- Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ, giữ
dìn vệ sinh môi trường.Không được vứt rác, khạc nhổ bừa bải làm ô nhiểm môi
trường.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng
dưới vòi nước.
* TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”. Cô nêu cách chơi, luật chơi và
cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá. Cô chú ý
bao quát trẻ chơi an toàn.
Hoạt động góc: Góc
xây
dựng (góc chính
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Rèn kĩ năng tạo hình, toán cho trẻ yếu.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Mục đích: Giúp trẻ nắm được một số kĩ năng của tạo hình, toán. Trẻ hứng thú khi cùng cô sắp xếp đồ chơi ở các góc gọn gàng, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị:
- Bút chì, sáp màu, các hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Thẻ số từ 1 đến 3.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Rèn kĩ năng tạo hình, toán cho trẻ yếu.
- Mời những trẻ còn yếu kĩ năng tạo hình, toán về 2 nhóm cô đã chuẩn bị sẵn.
- Cô đến nhóm tạo hình rèn cho trẻ một số kĩ năng: Vẽ, tô màu, nặn…
- Cô đến nhóm toán giúp trẻ phân biệt các hình: Về màu sắc, hình dạnh… đếm số lượng, nhận biết chữ số và gắn đúng vào nhóm có số lượng tương ứng.Chơi theo ý thích ở các góc:
- Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình
thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ
và chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng, đúng quy định.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày.
(Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment