KPKH: Quan sát và tìm hiểu về một số loại rau
KPKH: Quan sát và tìm hiểu về một số loại rau 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích của một...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-quan-sat-va-tim-hieu-ve-mot-so-loai-rau.html
KPKH: Quan sát và tìm hiểu về một
số loại rau
1.
Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: + Trẻ biết được
tên gọi, đặc điểm, lợi ích của một số loại rau ăn củ, ăn quả, ăn lá.
+
Trẻ biết các loại rau theo các mùa trong năm.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, biết so sánh và nhận xét đặc
điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng.
-
Thái độ: Trẻ
tích cực tham gia học. Qua bài học giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc các loại rau
trong vườn và biết vệ sinh các loại rau - củ - quả trước khi chế biến, ăn không
kén chọn rau.
2.
Chuẩn bị: -
Tranh các loại rau cho trẻ tô màu, bút màu.
- Một số loại rau thật: Bắp cải, củ cải, củ cà
rốt, quả cà chua, rau khoai, rau muống…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Vào bài.
-
Cả lớp đọc cùng cô bài thơ “Bắp cải xanh” và trò chuyện cùng trẻ:
+
Các con vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ nói về loài rau gì?
* Hoạt động 2: Trẻ tìm hiểu về
các loại rau ăn lá - củ - quả.
-
Hôm nay, các cô nhà bếp đã đi chợ mua được 1 số loài rau về để nấu cho chúng
mình ăn đấy. Các con có muốn biết đó là những loài rau gì không? Giờ các con
hãy cùng chú ý xem đó là những loài rau gì nhé!
-
Cô đưa rau bắp cải ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+
Cô có rau gì đây? Bạn nào có nhận xét gì về rau bắp cải?
+
Rau bắp cải có dạng hình gì? Lá bắp cải như thế nào, có màu gì?
+
Lá non ở giữa bắp cải có màu gì? Rau bắp cải là loại rau ăn gì?
+
Ăn rau bắp cải con thấy như thế nào? Nó cung cấp chất dinh dưỡng gì?
+
Trước khi ăn rau chúng ta phải làm gì?
-
Tiếp theo cô đưa quả cà chua ra cho trẻ quan sát, gọi tên và hỏi trẻ:
+
Các con có nhận xét gì về quả cà chua?
+
Cho trẻ sờ quả cà chua và hỏi: Vỏ quả cà chua như thế nào?
+
Quả cà chua có màu gì? dạng hình gì? Bên trong quả có gì?
+
Quả cà chua là loại rau ăn gì? Để có nhiều rau ăn chúng ta phải làm gì?
-
Sau đó, cô đưa củ cà rốt và rau muống ra cho trẻ quan sát và hỏi tương tự như
rau bắp cải và cà chua.
* Hoạt động 3: So sánh.
-
So sánh rau bắp cải và củ cà rốt.
+
Giống nhau: Đều gọi là các loài rau, cung cấp vitamin.
+
Khác nhau: Rau bắp cải là loài rau ăn lá, còn củ cà rốt la loài rau ăn củ.
-
Tương tự so sánh quả cà chua và rau muống.
* Hoạt động 4: Trò chơi củng cố.
-
T/c 1: “Giơ nhanh, đọc đúng”: cô phát lô tô, nêu cách chơi và cho trẻ chơi 3 -
4 lần.
-
T/c 2: “Đi siêu thị”: Chia trẻ làm 3 nhóm chơi. Trên “chợ” (bàn) có rất nhiều
các loại rau, củ, qủa. Các nhóm sẽ nghe hiệu lệnh là tiếng nhạc và đi chợ mua
theo yêu cầu của cô: rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá. Sau khi kết thúc tiếng
nhạc, nhóm nào lấy được nhiều hơn, nhanh hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Cô
động viên trẻ chơi, cung cấp thêm cho trẻ kiến thức về các loại rau mùa đông,
rau mùa hè, các món ăn phong phú chế biến từ các loại rau.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ về góc tô màu các loại rau
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Vẽ
phấn trên sân các loại rau.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê. - Chơi tự do: Chơi với bóng, giấy…
1.
Yêu cầu: Trẻ
biết sử dụng các kỷ năng vẽ nét tròn, thẳng, xiên… để vẽ các loại rau mà trẻ
thích, chơi trò chơi hứng thú, không xô đẩy bạn và biết vệ sinh tay chân, mặt
mũi sau khi chơi xong.
2.
Chuẩn bị: Sân
trường sạch sẽ,an toàn. Phấn đủ cho trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động
*
Vẽ phấn trên sân các loại rau mà trẻ thích.
-
Cô hỏi trẻ khi xuống sân phải thế nào, sau đó cô dẫn trẻ xuống sân, trẻ đứng
xung quanh cô trò chuyện: Các con đã biết rất nhiều về thế giới thực vật. Và
trong tuần này các con có biết chúng mình tìm hiểu về gì không? (Các loại rau).
Bây giờ cô sẽ cho các con vẽ các loại rau mà các con thích.
- Cô cho trẻ tự lấy phấn và vẽ. Cô đi đến các
trẻ yếu và gợi ý, hướng dẫn thêm cho trẻ để trẻ hoàn thành ý tưởng của mình.
- Cô hỏi trẻ: Con vẽ cái gì? Loại rau, củ, quả đó dùng để làm gì? Vì
sao con vẽ cái đó?
* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
-
Cô hỏi lại trẻ cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi cô. cho trẻ chơi 3 - 4
lần theo 2 nhóm/ 2 cô. Cô khuyến khích, động viên trẻ.
*
Chơi tự do: Chơi với bóng, giấy. Cô bao quát nhắc nhở trẻ
trong quá trình chơi, chơi an toàn và ngoan ngoãn, không nghịch phá, không chạy
nhảy trong quá trình chơi và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi chơi xong.
* Hoạt động góc:
Góc phân vai (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Làm quen câu chuyện “Củ cải trắng”.
- Chơi tự
do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên, hiểu nội dung câu
chuyện.
- Trẻ chú ým hứng thú nghe cô kể
chuyện.
- Trẻ chơi ngoan ở các góc, chơi
đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn.
2 Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ cho nội dung bài
thơ. Đồ chơi có sẳn ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Làm quen câu chuyện “Củ cải
trắng”.
- Cô mời cả lớp chơi t/c “Gieo hạt”,
gợi hỏi trẻ: Các con vừa chơi t/c gì?
- Cô giới thiệu với trẻ tên câu
chuyện, “Củ cải trắng” và kể cho trẻ
nghe 2 lần, gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa được nghe cô kể câu
chuyện gì?
+ Trong câu chuyện nói về loài
rau gì? Củ cải trắng thuộc loại họ rau ăn gì?
+ Vì sao nó lại được gọi là củ cải
trắng? Thân, lá và rể của nó ra sao?
+ Vị của củ cải trắng như thế nào?
Củ cải trắng được chế biến thành những món gì?
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc,
ăn không kén chọn các loài rau …
* Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ tự về góc chơi và
lấy đ/c ra chơi theo ý thích, cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng
dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong
ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT- Vui chơi).
…......................................................................................................................................................
Post a Comment