Giáo án Thơ: Em yêu nhà em
Giáo án Thơ: Em yêu nhà em 1. Mục đích –yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc, hiểu được nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-tho-em-yeu-nha-em.html
Giáo án Thơ: Em yêu nhà em
1. Mục đích –yêu cầu:
- Trẻ nhớ
tên bài thơ, tên tác giả, thuộc, hiểu được nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được
âm điệu vui, nhẹ nhàng, tự hào của bài thơ
- Biết diễn đạt từ ngữ mạch lạc.Biết đọc diễn cảm theo
âm điệu, nhịp điệu bài thơ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình
2. Chuẩn bị:
- Tranh khổ lớn vẽ ngôi nhà có sân,
ao rau muống, hồ sen, cây chuối.
- Băng đĩa có bài thơ
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Ổn định- gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Hỏi trẻ: + Các con vừa hát
bài hát gì? Trong bài hát nói về cái gì?
Trong ngôi nhà có ai?
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho
trẻ nghe
- Cô giới thiệu: Ai cũng có ngôi nhà
của mình, bạn nào có thể kể cho cả lớp nghe về ngôi nhà của mình.
- Có một bài thơ về tình cảm của bạn
nhỏ yêu mến ngôi nhà của mình, một ngôi nhà rất đặc biệt khác với các ngôi nhà
ở thành phố.
- Đó là bài thơ: “ Em yêu nhà em” của
tác giả Đoàn Thị Lam Luyến mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình. Các con có thích
không?
- Cô đọc diễn cảm lầ 1 không tranh
- Cô đọc lần 2 theo tranh minh hoạ
* Hoạt động 2: Đàm thoại -
trích dẫn.
-Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng
tác? Bài thơ nói về điều gì?
- Vì sao bạn nhỏ lại yêu mến và tự
hào về ngôi nhà của mình?
- Xung quanh ngôi nhà của bạn có
những cây gì? Con gì?
-Cô giải thích từ khó: Gà mái mơ tức
là gà mái có bộ lông màu vàng giống quả mơ
( Lưng ong, cá cờ, ngào ngạt,….)
- Câu thơ nào đã nói lên tình cảm của
em bé với ngôi nhà của mình?
- Các cháu hãy kể về ngôi nhà của
mình xem ngôi nhà của mình có những gì? Và tình cảm của con về ngôi nhà đang
sống.
* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc cùng cả lớp 1- 2 lần.
- Cho từng tổ đứng dậy đọc Mời cá nhân trẻ đọc
- Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ đọc nối tiếp nhau từ đầu cho hết bài.
* Kết
thúc: Cô ho trẻ hát bài: “Bé quét nhà” ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: - Quan
sát ngôi nhà 2 tầng trước cổng trường
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê -
Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời., bóng, phấn
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra sân tắm nắng hit thở không khí trong lành
-
Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.
2.
Chuẩn bị:
-
Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn, bóng, phấn
-
Đ/c ngoài trời: Đu quay, cá, xích đu sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho
trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Quan sát ngôi nhà 2 tầng:
Cô kiểm tra trang phục,
sức khỏe của trẻ trươc khi ra sân, nói rõ địa diểm, mục đích của buổi dạo chơi.
Cô dẫn trẻ ra phía trước cổng, cho trẻ quan sát ngôi nhà tầng và cùng trò chuyện:
+ Các con có biết đây là
nhà ai không? Trông ngôi nhà này thế nào? Nó có mấy tầng? Màu sắc? Các ô cửa sổ
có màu gì? Hình gì? Mái ngói? …..Ngôi nhà như thế này người ta gọi là nhà gì?
Nó dùng để làm gì?
+ Nhà bạn nào giống kiểu
nhà này? Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? Cô GD trẻ biết bảo vệ và
yêu quý ngôi nhà của mình, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Cô nhắc lại cách chơi,
luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi,
bao quát trẻ.
* Chơi theo ý thích:
Cô giới thiệu đồ chơi, khu vực chơi, cho trẻ chơi cô bao quát nhắc nhở trẻ. Đảm
bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: - Chơi ở các góc
- Vui văn nghệ cuối
tuần
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tự tin cùng cô cùng
bạn biểu diễn 1 số bài hát tong chủ đề.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ca si ô, dụng cụ âm
nhạc, chiếu
3.Tiến hành:
Cô là người dẫn chương trình
Cô giới thiệu về buổi
biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
Cô lần lượt cho trẻ biểu
diễn các bài về gia đình: Cháu yêu bà, cả nhà thương nhau, Cho con, Bàn tay
mẹ…..
Trẻ biểu diễn với các hình thức khác nhau: Cả
lớp, tổ , nhóm , cá nhân
* Chơi ở các góc: Cô giới thiệu
góc chơi, cho trẻ chơi, cô bao quát gúp trẻ chơi. Cuối buổi cô nhận xét, cho
trẻ cát đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
Post a Comment