Giáo án thể dục: VĐCB: Đi khuỵu gối
Giáo án thể dục: VĐCB: Đi khuỵu gối TCVĐ: Kéo co 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đi hơi khom người, đầu gối hơi khuỵu, nhớ kỹ thu...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-the-duc-vdcb-di-khuyu-goi.html
Giáo án thể dục: VĐCB: Đi khuỵu gối
TCVĐ: Kéo co
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đi hơi khom người, đầu gối hơi khuỵu, nhớ kỹ
thuật động tác
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi chân, phát triển cơ
chân cho trẻ
- Giáo dục trẻ trẻ tính kỷ luật rèn luyện cơ thể, tính
kiên trì nhẫn nại
2. Chuẩn bị:
+ Sân tập sạch sẽ, an toàn.
+ Cờ, nơ , dây kéo co, đài cát sét
3. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức - Gây hứng thú.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ: Muốn con người khoẻ mạnh để học tập vui chơi
thì các con phải làm gì? Ngoài ăn uống ra
thì cần gì nữa?
- Các con có muốn có thân hình đẹp,
con người khoẻ mạnh không?
* Hoạt động
1: Khởi động:
Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết
hợp các kiểu chân, sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo 3 tổ.
* Hoạt động2: Trọng động.
* BTPTC:
Trẻ tập kết hợp với bài hát “Trường
chúng cháu là trường MN”.
- ĐT tay: tay đưa ra phía trước, ra
sau, lên cao sau đó hạ xuống. ( 3lx 8n)
- ĐT chân: hai tay đưa sang ngang sau
đó đưa ra phía trước khuỵ gối. ( 3l x 8n)
- ĐT bụng: Chân rộng bằng vai, hai
tay đưa lên cao, cúi gập người xuống.( 3l x 8n)
- ĐT bật: Bật chụm tách chân. ( 4l x
8n)
* VĐCB : Đi khuỵu gối
- Cô Làm mẫu lần 1: Không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích:
Đứng tự nhiên trước vạch đi thường khoảng 3m sau đó hơi khom người, đầu gối hơi
khuỵu xuống, tay vung tự nhiên để giữ thăng bằng tiếp tục đi khoảng 2m
- Cho trẻ thực hiện 4 trẻ 1lần. Mỗi
trẻ làm 3 lần.
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ, động
viên khuyến khích trẻ thực hiện
* TCVĐ: Kéo co.
Cô nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi
* Hoạt động 4: Hồi tỉnh:
Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 2 vòng xung
quanh sân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: - Dạo
chơi tham quan các khu vực trong trường.
- TCVĐ: “Bắt bướm”.
- Chơi tự do: Chơi với bóng,
chong chóng
1.
Yêu cầu.
-
Phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi ra sân.
-
Trẻ đi tham quan cùng cô và biết trả lời một số câu hỏi của cô.
-
Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi, giáo dục trẻ bảo vệ và giữ gìn chung,
tiết kiệm điện, nước.
2.
Chuẩn bị: - Quần áo gọn gàng.- Sân
bằng phẳng, bóng, lá cây.Cần bắt bướm
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Dạo chơi tham quan các khu vực trong trường.
- Dặn dò trẻ phải tắt hết quạt, bóng điện trước khi ra sân.
-
Cô dặn dò trẻ một số nội quy trước khi ra sân. Cô dẫn trẻ đến phòng y tế, văn
phòng gợi hỏi và giới thiệu với trẻ về tên phòng và các đồ dùng trong phòng.
-
Cho trẻ ra sân trước gợi hỏi trẻ về khu vực để các đồ chơi?
-
Và đi ra sân sau xem có những gì? (Có vườn rau, nhà bếp) hỏi trẻ vườn rau và
nhà bếp để làm gì? - Muốn cho sân trường … sạch sẽ và đẹp thì các con phải làm
gì? Khi các con đi đến các phòng các con
phải như thế nào?
-
Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ giữ gìn……
* TCVĐ: “Bắt bướm”. Cô
cho trẻ nhắc lại cách chơi và chơi cùng trẻ 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đồ
chơi ngoài trời. bóng , Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Hướng dẫn trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”
- Cô
chia trẻ làm thành 2 nhóm đứng thành 2 vòng tròn, cô nêu cách chơi, luật chơi
rồi hướng dẫn trẻ chơi.
+
Lần 1: Cô làm người bắt Dê và mời 1
trẻ lên làm Dê cả 2 đều phải bịt mắt lại, khi nghe tiếng Dê kêu “be be be” ở
đâu thì người bắt Dê sẽ đi đến đó để bắt lúc nào bắt được Dê thì người đó được
coi là thắng cuộc.
+
Lần 2: Khi trẻ đã biết cách chơi rồi
thì cô cho trẻ tự phân và chọn vai chơi.
-
Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
* Chơi theo ý thích ở các góc
- Cô bao quát giúp trẻ chơi,
sau khi chơi xong nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, cất gọn gàng
* Những nội dung cần lưu ý trong ngày:
Post a Comment