Giáo án Dạy hát: Ngày vui 8 - 3
Giáo án Dạy hát: Ngày vui 8 - 3 Nghe Hát: Bàn tay mẹ TCÂN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức : ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-day-hat-ngay-vui-8-3.html
Giáo án Dạy hát: Ngày vui 8 - 3
Nghe Hát: Bàn tay mẹ
TCÂN: Thỏ
nghe hát nhảy vào chuồng
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát, hát đúng
nhạc, đúng lời. Qua bài hát biết ngày 8 - 3 là ngày của bà, mẹ và các bạn gái.
- Kỹ năng: Trẻ hát rõ lời, trả lời được một
số câu hỏi của cô, thể hiện tình cảm
bằng cách vận động nhịp nhàng theo lời bài hát. Qua trò chơi phát triển khả
năng phản ứng âm nhạc của trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính
trọng và biết ơn bà, mẹ và cô giáo.
2. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát.
- Một số dụng cụ như: xắc xô,
trống lắc phách tre. 5 – 7 vòng thể dục.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1 : Trò chuyện
- Cô cho trẻ xem bức tranh các
bạn nhỏ tặng hoa cho cô và trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh: Hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh vẽ gì đây? Trong
tuần này chúng ta có ngày gì dành bà, mẹ và các bạn gái?
* Hoạt động 2: Dạy Hát.
- Nhạc sĩ Hoàng Văn Yến với
bài “Ngày vui 8 - 3” đã nói lên về ngày
vui của bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái. Các con hãy lắng nghe cô hát để biết
được các bạn nhỏ chúc mừng bà, mẹ cô giáo và các bạn gái như thế nào nhé!
- Cô hát lần 1: Hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát “Ngày vui 8 – 3” do ai
sáng tác”?
- Cô hát lần 2 và hỏi trẻ: Bài
hát nói về ngày gì? Ngày 8 - 3 là ngày của ai?
+ Trong ngày đó các con đã làm
được những việc gì để bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái vui?
- Cô và trẻ cùng hát 2 lần từ đầu
đến cuối bài. Những câu trẻ hát chưa đúng cô có thể sửa sai cho trẻ bằng cách
hát mẫu trọn vẹn câu hát sai đó rồi bắt nhịp cho trẻ hát lại.
- Cô mời từng tổ , nhóm, cá nhân,
hát thi đua nhau kết hợp sử dụng dụng cụ âm nhạc.
- Cho trẻ hát luân phiên nhau
theo tay chỉ của cô.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Bàn tay
mẹ”.
- Cô giới thiệu tên bài hát và
hát cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ minh họa, trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài
hát.
- Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ
hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Thỏ
nghe hát nhảy vào chuồng”.
- Cô nêu cách chơi: Cô đàn nhạc
một đoạn giai điệu của bài hát theo chủ đề đang học, trẻ nào nói đúng tên bài
hát là trẻ đó thắng. Để giúp trẻ phải suy nghĩ và liên tưởng trả lời,cô nên cho
trẻ nghe giai điệu bất kỳ của bài hát: ở giữa, gần cuối…không nên chỉ nghe ở
đầu bài hát.Sau khi chơi cô động viên, khen những trẻ trả lời nhanh, giỏi..
* Hoạt động 5: Cho trẻ đứng dậy hát và nhún lại
bài “Ngày vui 8 - 3” một lần nữa.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI.
Nội
dung hoạt động: - Quan sát cây chuối cảnh.
-
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài
trời
1. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên và một số đặc điểm
nổi bật của cây chuối cảnh.
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành, được vui chơi phát triển thể lực, sức khỏe.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo
vệ cây để cho không khí trong lành và làm đẹp cho sân trường.
2.
Chuẩn bị: - Chỗ
đứng đủ cho trẻ quan sát. Cây chuối cảnh thật của trường.
-
Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt sạch sẽ, an toàn. Dây thừng.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát cây chuối cảnh.
-
Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết quạt điện để tiết kiệm điện
và dặn dò trẻ ra sân phải ngoan ngoãn, không chạy lung tung. Sau đó, cho trẻ
đứng quanh cây chuối cảnh quan sát. Hỏi trẻ:
-
Đây là cây gì? Cây chuối cảnh là loại cây gì? (cây ăn quả/ cây cảnh/ cây lương
thực...)
-
Thân, lá của cây bàng thế nào? Cây chuối cảnh có tác dụng gì?
-
Cần làm gì để cây chuối cảnh phát triển tươi tốt? Giữ môi trường sạch, đẹp?
* TCVĐ: Bịt
mắt bắt dê.
-
Cô nêu cách chơi, luật chơi; sau đó hỏi lại trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết
kiệm nước.
*
Hoạt động góc: Góc phân vai (Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động:
- Liên hoa văn nghệ chào mừng
ngày 08/03.
- Nêu
gương cuối tuần.
1.
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày
08/03. Thể hiện tình cảm yêu quý và biết ơn bà, mẹ, cô giáo…
2. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Xắc xô, trống lắc,
phách gỗ, nơ hoa. Tranh vẽ bạn đang tặng quà cho cô giáo.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
*
Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 08/03.
- Cô đưa bức tranh về bạn tặng
quà cho cô giáo ra cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: Tranh vẽ về ai? Bạn đang
làm gì? Thế cháu có biết bạn tặng hoa cho cô nhân ngày gì không? Ngày 08/03 là
ngày dành cho ai? Nhân ngày 08/03 cháu sẽ làm gì để tặng bà,…? Bây giờ cô cháu
mình sẽ múa hát và thi cắm hoa tặng bà,..các cháu thấy thế nào?
- Cô cho trẻ lần lượt đọc thơ,
hát, múa biểu diễn một số tiết mục văn nghệ:
-
Tập thể đứng dậy đeo nơ hoa hát và vận động minh hoạ bài “Ngày vui 08/03”.
-
Mời cá nhân trẻ lên tự giới thiệu sẽ hát bài gì? Tặng ai? ( 3 – 4 trẻ).
-
Nhóm 5 bạn gái đọc bài thơ “Dán hoa tặng mẹ;…”.
-
Tập thể lớp đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô”.
- Những tiết mục còn lại cô cho
trẻ thể hiện dưới hình thức tập thể, tổ, nhóm, cá nhân thi đua.
* Nêu gương cuối
tuần: Cô cho
trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
-
Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ
chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
…………………………………………………………………………………………………...
Post a Comment