PTTC VĐ: Truyền bóng qua đầu T/C: Gà trong vườn rau
PTTC VĐ: Truyền bóng qua đầu T/C: Gà trong vườn rau Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến h...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/pttc-vd-truyen-bong-qua-dau-tc-ga-trong-vuon-rau.html
PTTC VĐ: Truyền bóng qua đầu
T/C: Gà trong vườn rau
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
PTTC
VĐ: Truyền bóng qua đầu
T/C: Gà trong vườn rau
|
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động
“Truyền bóng qua đầu và tên trò chơi “Gà trong vườn rau”, hiểu cách
thực hiện vận động: đứng và cầm bóng bằng 2 tay truyền qua đầu cho bạn
phía sau.
- Hiểu cách chơi trò chơi
“Gà trong vườn rau”,
2.Kỹ năng:
Trẻ mạnh dạn thực hiện đúng động tác trong bài
tập PTC.
- Trẻ cầm bóng chuyền cho
bạn phía sau không làm rơi bóng
- Thực hiện tốt trò chơi
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động
|
* Không gian tổ chức:
- Ngoài sân
* Đồ dùng của cô:
Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm.
- 3 rổ đựng bóng
* Đồ dùng của trẻ:
- 15 quả bóng nhỡ.
|
1: Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi,
đi thường, đi bằng gót chân, đi chậm đi nhanh…
2: Trọng động
* Bài tập
phát triển chung
+ Đội
hình: 4 hàng ngang theo tổ.
- Tập theo từng động tác.
-
Tay: 2 tay dơ
cao, gập xuống vai ( 4 lần 4 nhịp)
-
Chân: Bước lên
trước, khụy gối (2 lần 4 nhịp)
-
Bụng: 2 tay dơ
cao, cúi xâu (2 lần 4 nhịp)
-
Bật: Bật tách
chụm chân (2 lần 4 nhịp)
* Vđ
cơ bản:” Truyền bóng qua đầu”
- Đội hình
2 hàng dọc, mỗi bạn cách nhau một cánh tay.
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
lần 1 không phân tích
Cô (2 cô) làm mẫu cho trẻ
quan sát lần 2 phân tích động tác: Cô đứng sát vạch chuẩn, 2 chân rộng bằng
vai, 2 tay cầm bóng, một tay để phía trên, một tay để phía dưới nghiêng người
lại phía sau và cô chuyền cho bạn phía sau, bạn phía sau đón lấy bóng và cứ
thế truyền cho bạn phía sau nữa cho đến bạn cuối cùng.
- Cho 2 trẻ lên thực hiện lại
Lần 1; Cho lần lượt cho 2 hàng thực hiện, cô
chú ý bao quát sửa kỹ năng cho trẻ.
- Lần 2: Đẩy nhanh tốc độ
tập của trẻ.
- Lần 3: Cho trẻ thi đua
giữa 2 tổ truyền bóng xem đội nào truyền được nhiều bóng và không làm rơi bóng
- Cô nhận xét khen động viên trẻ.
* T/C: “Gà trong vườn rau”
Cách
chơi: Các con giả làm những chú gà đang kiếm ăn trong vườn rau của bác nông
dân, cô giả làm bác nông dân chạy ra duổi những chú gà đi
3: Hồi tĩnh.
Cho
trẻ đi nhẹ nhàng.
|
Âm nhạc
NDTT:Vận động minh họa bài “Đàn vịt
con” Nhạc và lời: Mộng Lân
NDKH: Nghe hát: “Gà gáy le te’’ Dân ca Cống Khao
Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
|
1.
Kiến thức:
Trẻ hiểu cách vận động minh họa theo lời bài
hát “Đàn vịt con”.
Trẻ biết tên bài nghe hát
“Gà gáy le te” dân ca Cống Khao.
Biết cách chơi trò chơi “Tai ai tinh”
2.
Kỹ năng:
Trẻ vận động nhịp nhàng
theo bài hát “Đàn vịt con”.
Trẻ cảm nhận được giai điệu tươi vui và
hưởng ứng cảm xúc cùng cô khi nghe nhạc, nghe hát.
Trả lời một số câu hỏi đủ
câu, rõ ràng.
Trẻ chơi tốt trò chơi “Tai
ai tinh”.
Có kỹ năng tự phục vụ: Ngồi ghế đúng cách,
xếp nghế gọn gàng.
3.
Thái độ:
Mạnh dạn, tự tin và hào
hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc
Biết yêu quý và chăm sóc
vật nuôi.
|
* Địa điểm: Phòng
chức năng.
* Đội hình dạy trẻ: chữ u, vòng cung, hàng ngang, vòng tròn.
* Đồ dùng của cô:
Trang phục biểu diễn.
Đàn, đầu, loa, máy chiếu, máy tính, nhạc
trên đĩa nhạc bài hát “Đàn vịt con”, “Gà gáy le
te”.
* Đồ dùng của trẻ:
Trang phục gọn gàng.
Mũ múa ( đủ cho mỗi trẻ).
Ghế cho trẻ ngồi.
|
1: Ôn định tổ chức
- Gọi trẻ lại
với cô
- Giới thiệu
khách
2: Nội dung:
* Trò
chơi “ Tai ai tinh”
- Cô con mình cùng chơi trò chơi với những ngón tay đẹp nhé.
- Cách chơi: Các con sẽ giả làm những con kiến bò trên cánh tay bạn và
lắng nghe nhạc. Khi cô đánh đàn thì các con sẽ làm đàn kiến bò, khi cô dừng
lại, nhạc tắt thì những chú kiến không bò nữa và khi nhạc nhanh thì các chú
kiến bò nhanh, nhạc chậm thì các chú kiến bò chậm.
- Thi đua xem tai ai tinh làm kiến bò theo tiếng nhạc của cô nhé. Các
con đã rõ chưa? đã sắn sàng chưa?
* NDTT: Vđ bài “Đàn vịt con” nhạc và lời: Mộng Lân
- Vừa rồi các con đã lắng nghe tiếng nhạc và chơi trò chơi rất giỏi,
cô mời các con cùng hướng lên màn hình
xem đây là hình ảnh gì?
- Các con biết những bài hát nào có nói về đàn vịt con?
- Cô con mình cùng hát bài hát “Đàn vịt con” và về chỗ ngồi nào.
- Để bài hát hay hơn vui nhộn hơn thì các con sẽ làm thế nào? Bạn nào
biết, bạn nào có thể nói lên cách vận động của mình?
- Cô chốt lại ý trẻ và giới thiệu cách vận động của cô.
- Cô vận động mẫu 2 lần cho trẻ xem
- Câu 1: “ Đàn vịt con......chân mẹ” 2 tay chống hông, lòng bàn tay
ngửa, dậm chân theo nhịp.
- Câu 2: “ Đàn vịt....nhớ nhé” 1 tay để ra đằng sau, lòng bàn tay
ngửa, 1 tay dơ ngang miệng, lắc ngón trỏ, chân nhún.
- Câu 3 + 4: “ Chớ có..... thẳng hàng” 1 tay để ra đằng sau, lòng bàn
tay ngửa, 1 tay dơ ngang miệng lắc lắc, chân dậm.
+ Cô cho trẻ đứng hình chữ u, vòng tròn hát và vận động chậm, rõ cho
cả lớp vận động cùng cô 3 lần.
- Cô mời luân phiên 3 đội lên hát, vđ ( Cô chú ý sửa
kỹ năng và động viên trẻ).
- Mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ hát vđ.
- Cho cả lớp biểu diễn một lần( Đứng thành 2
nhóm bạn trai và bạn gái)
* Cô 2 : Các con lại đây với cô nào
Trời tối rồi mình cùng đi ngủ thôi.
( Mở tiếng gà gáy)
Trời sáng rồi, có tiếng gì thế nhỉ?
Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Mỗi
buổi sáng chú gà trống lại thức dậy thật sớm để gọi mọi người dậy đi làm đấy,
mỗi khi nghe tiếng gà trống gọi, mọi người lại nô nức rủ nhau lên nương làm
rẫy và đó cũng là nội dung bài hát “Gà gáy le te” có giai điệu nhẹ nhàng vui
tươi mà hôm nay các cô muốn gửi đến các con. Các con hãy cùng cô lắng nghe và
cảm nhận giai điệu bài hát nhé.
* NDKH: Nghe hát bài “Gà gáy le te” Dân ca Cống Khao
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát.
- Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào?
- Cô con mình cùng lắng nghe cô Loan sẽ thể hiện bài
hát này nhé.
* Cô 1: hát cho
trẻ nghe lần 1.
- Cô vừa hát
cho các con nghe bài hát gì? Làn điệu dân ca nào?
- Cô hát lần 2: Kết hợp minh họa theo lời bài hát.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ chào khách.
|