LQVH: Truyện: Sự tích Hồ Gươm
LQVH: Truyện: Sự tích Hồ Gươm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, nắm được trình tiết của câu truyện. - T...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/lqvh-truyen-su-tich-ho-guom.html
LQVH: Truyện: Sự tích Hồ Gươm
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, nắm
được trình tiết của câu truyện.
- Trẻ hiểu được
nội dung câu truyện: nói lên lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm
của dân tộc ta.
- Trẻ sử dụng
ngôn ngữ của nhân vật để trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ phân biệt
được giọng của các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu biết
được các địa danh quê hương của mình (Hồ gươm – Hà Nội)
- Giáo dục trẻ
về lòng tự hào truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, Bồi đắp tình yêu quê hương,
đất nước cho trẻ.
II.
CHUẨN BỊ
- Sa bàn, máy tính, máy chiếu
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
+ Cô cho trẻ hát
bài hát “Yêu Hà Nội”:
+ Trong bài hát
có những địa danh nào được nhắc đến?
+ Vậy bây giờ
chúng mình cùng nhìn lên màn hình xem có những danh lam thắng cảnh nào?
- Có lăng bác
chùa một cột còn đây là cảnh gì? (Hồ Gươm)
- Chúng mình nhớ
lại xem cảnh Hồ Gươm này đã xuất hiện trong câu truyện gì mà lần trước cô đã kể
cho chúng mình nghe rồi?
+ Chúng mình có
muốn nghe cô kể lại câu truyện “Sự tích Hồ Gươm” không?
+ Bây giờ cô sẽ
kể lại câu truyệnn ”Sự tích Hồ Gươm” cho chúng mình nghe nhé!
* Hoạt động 2: Kể chuyện cho bé nghe
- Lần 1: Kể kết
hợp với sa bàn
+ Cô vừa kể cho
lớp mình nghe câu truyện gì? (Sự tích Hồ Gươm)
+ Trong truyện
có những nhân vật nào? (Long Quân, rùa vàng, thủ tướng Lê Lợi và những người
lính của ông)
- Lần 2: Kể
trình chiếu máy tính với lời kể của cô
+ Giảng nội dung: Câu truyện kể về việc Rùa Vàng đã mang thanh gươm thần
cho vua Lê mượn để đánh giặc Minh, khi
đánh thắng giặc Minh nhà vua đã trả lại gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ Tả Vọng,
kể từ đó hồ này có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
* Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích
dẫn
+ Tên truyện là gì?
+ Có những nhân vật nào ?
- Câu truyện bắt
đầu từ khi Lê Lợi cùng nhân dân ta nổi dậy đánh giặc Minh xâm lược. Năm ấy sau
1 trận đánh lớn. Lê Lợi cùng quân của ông trú tại 1 làng nhỏ ven sông.
+ Chuyện gì đã
xảy ra khi quân lính của Lê Lợi đi đánh cá?
+ Thật là kỳ lạ
khi quân lính của Lê Lợi đi đánh cá họ đã vớt được 1 thanh gươm chuôi nạm ngọc
rất đẹp và thanh gươm đó chính là thanh gươm của Long Quân.
+ Mọi người đã
nói gì khi vớt thanh gươm lên? (Không hiểu ai có thanh gươm quý như thế này lại
vứt xuống sông nhỉ?)
-> Đúng rồi!
mọi người ai nấy đều rất đỗi ngạc nhiên không hiểu ai có thanh gươm quý như thế
này mà lại vứt xuống sông. Đứng lúc ấy, từ dưới mặt nước vọng lên tiếng nói của
Long Quân.
- Long Quân nói
như thế nào? (Ta là Long quân. Thanh gươm đó chính là của ta, ta cho Lê Lợi
mượn để đánh giặc Minh)
- Giọng nói của
Long Quân như thế nào? (Giọng của Long quân to, rõ, trầm ấm vang)
+ Bạn nào có thể
bắt chước được giọng nói của Long Quân?
+ Thấy vậy những
người lính dâng cho Lê Lợi thanh gươm và kể cho ông nghe về chuyện Long Quân đã
cho mượn gươm baú như thế nào.
->Từ khi có thanh gươm Lê Lợi đánh
trận nào thắng trận đấy. Giặc minh thua tơi bời.
-
Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở đâu
? (ở Hồ Tả Vọng)
-
Rùa Vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? (Xin nhà vua trả hươm cho Long Quân ( Trích
đoạn: “…một năm sau…rồi lặn xuống nước”)
- Vì
sao Hồ Tả Vọng lại được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm? (Để tỏ lòng ghi
nhớ công ơn của Long Quân cho mượn gươm giết giặc)
(Trích đoạn: “…Từ đó…” đến hết)
* Cô
kể diễn cảm lần 3 ( tóm tắt theo tranh)
* Hoạt động 4: Dạy trẻ kể truyện
- Cô
cho trẻ kể truyện sáng tạo theo tranh (gọi cá nhân trẻ lên kể)
+
Củng cố – giáo dục:
-
Các cháu vừa kể câu truyện gì ?
-
Ngoài Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội còn nhiều di tích , những danh lam thắng cảnh
khác với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh Gióng, chùa Một
cột, Đền thờ vua Hùng… các con muốn đến đó tham quan thì cố gắng học thật giỏi
lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé!
* Kết thúc
-
Nhận xét, tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1, HĐCCĐ: Quan sát luống rau khoai lang
-
Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành vận động thoải mái.
- Cho trẻ đứng quanh luống rau
khoai lang
- Quan sát luống rau và đàm thoại
+ Đây là luống rau gì?
+ Thân, lá,...như thế nào? Dùng để
làm gì?
+ Ngoài thân, lá..còn có gì nữa
nhỉ?
+ Củ khoai có nhiều chất gì? Có tốt
cho sức khoẻ không?
+ Cây sống được là nhờ gì?
+ Muốn cho cây tươi tốt thì phải
làm gì?
* Giáo dục trẻ: Chăm sóc, bảo vệ
cây, bảo vệ môi trường.
2, TCVĐ: “Kéo co”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do:
- Chơi với bóng, câu cá, xếp hình,
sỏi, đồ chơi ngoài trời
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho
trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Lao động
- Trẻ có ý thức lao động tập thể, biết phối hợp với các bạn hoàn thành nhiệm
vụ.
- Cô phân công cho từng tổ: lau giá đồ chơi, lau
đồ chơi, sắp xếp lại đồ chơi, lau bàn ghế,...
- Cô hướng dẫn cách lau chùi, sắp xếp các góc
chơi.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ.
2, Văn nghệ
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ theo ý thích của mình
(Múa hát, đọc thơ, kể chuyện, ...)
* Chơi trò chơi “Bé thi
tài”
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Đánh giá cuối ngày
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………