Giáo án LQVT: Ôn, xác định vị trí phải trái của 1 vật so với một vật khác
Giáo án LQVT: Ôn, xác định vị trí phải trái của 1 vật so với một vật khác I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ phân biệt được phía phải – phía tr...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvt-on-xac-dinh-vi-tri-phai-trai-cua-1-vat-so-voi-mot-vat-khac.html
Giáo án LQVT: Ôn, xác định vị trí phải trái của 1 vật so với một vật khác
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ phân biệt được phía phải
– phía trái của 1 vật so với 1 vật khác.
- Rèn
trẻ kỹ năng định hướng trong không gian để phân biệt vị trí đồ vật, bạn ở các
phía phải – trái so với bản thân trẻ. Cháu biết dùng ngôn ngữ toán học mô tả
mối liên hệ ở phía phải bé, phía trái bé thông qua trò chơi và luyện tập.
- Cháu mạnh dạng tự tin và tích cực tham gia hoạt
động và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
II.
CHUẨN BỊ
- Mổi trẻ có 1 búp bê, 1 khối vuông, 1 khối
chữ nhật .
- Đồ dùng của cô một búp bê, 1 con gấu, 1 con
thỏ .mèo
III.
TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cô tập trung trẻ cùng hát bài “ Bé
yêu thủ đô” Cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát hướng tới chủ
đề.
* Hoạt động 1: Ôn xác định phía phải, phía trái của bản
thân
– Cô cho trẻ chơi trò chơi : “Làm theo tôi
làm”
- Cô nói với trẻ: Tay đâu tay đâu, dấu tay
nào, cô hỏi trẻ : Tay phải đâu ? Tay trái đâu ?
Chúng mình cùng dậm chân phải nào? Bây giờ
chân trái đâu cùng dậm chân trái ? Chúng ta hãy vỗ tay cùng với cô nào?
Chúng mình vỗ tay phía bên nào vậy ?
- Bên trái quay: Bên trái có đồ vật gì ? Bên
phải quay, bên phải có đồ vật gì ?Cô chú ý sửa sai cho trẻ .
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Trẻ chuyển đội hình lấy rổ đồ dùng
- Chúng mình cùng xem ai đến thăm lớp mình nào
? Các con hãy mời bạn búp bê vào học với chúng mình nào! Bạn búp bê của cô chào
các cháu ! Cô đặt búp bê quay mặt về phía trẻ, búp bê giơ tay phải chào các bạn
lớp lớn B
- Các cháu hãy đặt búp bê của mình trước mặt
để búp bê chào cô nào !
- Búp bê vừa giơ tay nào chào cô vậy? (tay
phải)
- Các cháu hãy quay búp bê lại để búp bê chào
các cháu đi, tay phải của búp bê ở bên nào của các cháu ?
- Các cháu hãy lấy khối vuông đặt bên phải của
búp bê đi nào? Còn khối chữ nhật thì đặt bên trái của búp bê.
- Các cháu hãy nói thật nhanh và chỉ tay vào
khối đó nhé! Cô nói bên trái bạn búp bê, trẻ nói: Khối chữ nhật, bên phải bạn
búp bê, trẻ nói : Khối vuông …..và ngược lại.
- Cô cho trẻ cất đồ dùng vào rổ
- Cả lớp mình nhìn xem hôm nay còn có ai đến
thăm lớp chúng mình nữa?(gấu,thỏ, mèo ).
Cô đặt thỏ, gấu, mèo lên bàn
- Gấu nói mình đố các bạn ai đứng bên phải của
mình? Còn ai đứng bên trái của mình? (trẻ trả lời) sau đó cô lần lượt đổi chổ
cho thỏ, gấu, mèo.
* Hoạt động 3: Trò chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi: “ Hãy đứng bên phải
tôi, hãy đứng bên trái tôi”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Kết thúc:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Dạo chơi đường làng
1, Mục đích
-
Trẻ được tắm nắng, gió dạo chơi, hít thở không khí ngoài trời.
-
Phát triển các kỷ năng vận động cho trẻ.
-
Trẻ biết yêu quê hương làng xóm của mình.
2, Chuẩn bị:
-
1 số đồ chơi ngoài trời.
-
Mũ nón, áo dài tay, giày dép của trẻ.
3, Tiến hành:
a, HĐCCĐ:
-
Dặn dò trẻ trước lúc đi
-
Cô dẫn trẻ đi dạo chơi 1 vòng quanh đường làng gần trường, đi đến đâu, cô giới
thiệu đến đó cho trẻ nghe, vừa dạo chơi vừa cho trẻ phát hiện những sự khác lạ
giữa làng xóm nơi trẻ đang đi và làng xóm nơi trẻ sống.
-
Cô dẫn trẻ về trường cho trẻ chơi với 1 số đồ chơi ngoài trời.
b, TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
-
Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần
c, Chơi tự do
- Chơi với đồ
chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình....
- Cô bao quát
đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ nghe và xem đĩa, hình ảnh về Hà Nội
a.
Mục đích:
- Cho biết về thủ đô Hà Nội có
nhiều địa danh nổi tiếng (Lăng Bác, chùa 1 cột, Hồ Gươm, đường phố,….)
b.
Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh vê thủ đô Hà Nội (Lăng
Bác, chùa 1 cột, Hồ Gươm, đường phố,….)
- Video thăm lăng Bác, đường phố Hà Nội, ….
- Các bài hát về thủ đô Hà Nội
c. Tiến hành:
1, Cho trẻ nghe và xem đĩa, hình ảnh về Hà Nội
- Cô trình chiều lần lượt từng hình ảnh (Địa danh) của thủ
đô Hà Nội cho trẻ xem
- Cho trẻ nói tên địa danh (Theo sự hiểu biết của trẻ)
- Cô phân tích cho trẻ hiểu thêm về từng địa danh ở mỗi hình
ảnh.
- Cho trẻ xem video về những cuộc viếng thăm lăng Bác của
người dân
- Trẻ phát biểu cảm nghĩ của mình về đoạn video
- Cô phân tích cho trẻ hiểu về ý nghĩa của việc viếng thăm
lăng Bác.
- Cho trẻ hát một số bài hát về thủ đô Hà Nội.
* Giáo dục trẻ:
2, Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng rửa tay cho trẻ.
- Chơi với đồ chơi sẵn có trong lớp
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................