Làm quen với toán: Thực hành đếm các đồ dùng đồ chơi, phân biệt nhiều hơn - ít hơn

Làm quen với toán: Thực hành đếm các đồ dùng đồ chơi, phân biệt nhiều hơn - ít hơn 1. Mục đích: * Kiến thức: Trẻ biết đếm theo thứ tự ...

Làm quen với toán: Thực hành đếm các đồ dùng đồ chơi, phân biệt nhiều hơn - ít hơn
1. Mục đích:
* Kiến thức: Trẻ biết đếm theo thứ tự từ 1 - 3, hiểu được thế nào là nhiều hơn - ít hơn.
* Kỹ năng: Trẻ phân biệt được nhóm nhiều hơn - ít hơn, trả lời được các câu hỏi của cô. Chơi trò chơi đúng cách đúng luật.
* Thái độ: Trẻ chú ý học, chơi các trò chơi hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Búp bê, 3 hộp bút màu, 2 cái bút chì, 3 ôtô đồ chơi, 2 cái mũ lưỡi trai, 3 vòng đeo tay, 1 cái cặp… Mỗi trẻ một rỗ đựng: 2 cái bút chì, 3 cái đ/c xếp hình.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Tập đếm”, gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa hát bài gì? Tập đếm như thế nào? Các cháu có thích học đếm không?

* Hoạt động 2: Ôn các số từ 1 - 3.
- Cô cho trẻ đến dự sinh nhật bạn Búp Bê và đếm xem bạn búp bê có bao nhiêu quà, mỗi loại quà có số lượng bằng mấy: (3 hộp bút màu), ( 2 cái bút chì ), ( 3 cái mũ)...
* Hoạt động 3:  Thực hành đếm đồ dùng đồ chơi của lớp mình, phân biệt nhiều hơn, ít hơn.
- Cô đưa 3 chiếc ô tô ra cho trẻ đếm và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? Ô tô này dùng để làm gì? Có mấy ôtô?
- Cô cho trẻ đếm số mũ mà cô đã chuẩn bị (2 cái). Hỏi trẻ:
+ Đây là gì? Mũ dùng để làm gì?
+ Vì sao phải đội mũ? Có mấy cái mũ?
+ Thế số mũ và số ôtô số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn?
+ Vì sô số ôtô lại nhiều hơn số mũ? Tại sao số mũ lại ít hơn số ôtô?
- Tương tự cô cho trẻ đếm và so sánh các nhóm đồ dùng, đồ chơi khác xem số nào nhiều hơn, số nào ít hơn? Vì sao?
* Hoạt động 4: Luyện tập củng cố.
- T/c 1: “Thi ai nhanh”:  Cô phát rổ đến từng trẻ. Cho trẻ xếp lần lượt 2 nhóm (Bút chì, đ/c xếp hình) ra phía trước và gợi hỏi:
+ Các cháu thấy số bút chì và số lắc xô như thế nào? Vì sao? Số nào nhiều hơn, số nào ít hơn?
- T/c 2:  “Thuyền về đúng bến”:
+ Cô nêu cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô đến kiểm tra 2 chiếc thuyền chở bạn nam và bạn nữ xem có đúng không? Thuyền nào chở được nhiều hơn?....
* Kết thúc hoạt động: Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi và chuyển hoạt động.
* Hoạt động góc: Góc phân vai (góc chính).

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Vẽ tự do trên sân.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.      - Chơi tự do: Chơi với bóng, lá cây.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết dưa ra ý định của mình và biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ ý định đó.
- Hứng thú tham gia các trò chơi cùng cô cùng bạn.
2. Chuẩn bị: - Trang phục gọn gàng. Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ. Phấn vẽ, bóng.
 3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Vẽ tự do trên sân: - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi trẻ ra sân và thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không chạy nghịch, không xô đẩy bạn.
- Cô và trẻ hát bài “Tìm bạn thân” và ra ngồi xung quanh cô.
-  Cô hỏi trẻ: + Chúng ta đang học về chủ đề gì?
+ Các con đã học được những gì trong chủ đề này?
- Bây giờ cô sẽ cho các con thể hiện lại những gì các con học bằng cách vẽ trên sân trường, vậy các con thích vẽ gì trong chủ đề nay?
- Cô hỏi ý định của một số trẻ. Cô phát  phấn cho trẻ vẽ.
- Trong quá trình trẻ vẽ cô đi đến từng trẻ gợi ý và hướng dẫn thêm về cách vẽ.
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột: Cô nói lại cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với bóng, lá cây. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
KẾ HOẠCH  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Tập đóng kịch chuyện “Mỗi người một việc”.
                                    - Chơi theo nhóm nhỏ.
1. Mục đích:
- Trẻ biết lời thoại của các nhân vật trong chuyện, hứng thú tham gia đóng
kịch. Chú ý xem băng, biết tên các câu chuyện, các nhân vật trong chuyện.
2. Chuẩn bị: - Mũ có hình các nhân vật trong chuyện: Miệng, tai, tay, chân, mắt.
- Đ/c các góc đầy đủ.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Tập đóng kịch chuyện “Mỗi người một việc”.
- Cô và cả lớp cùng hát bài “Cái mũi”. Cô hỏi trẻ: Cái mũi là một nhân vật trong câu chuyện nào? Trong câu chuyện “Mỗi người một việc” còn có các nhân vật nào nữa?
- Cô cùng trẻ kể lại câu chuyện 1 lần: Cô là người dẫn chuyện, trẻ là các nhân vật trong câu chuyện.
- Tập cho trẻ đóng kịch: Mời 6 bạn lên đóng vai 6 nhân vật, cho trẻ tự lựa chọn nhân vật và đội mũ nhân vật đó lên đầu. Trẻ tự giới thiệu vai mình đóng: Mình là Tai…
- Cô là người dẫn chuyện, đến đoạn của nhân vật nào thì nhân vật đó xuất hiện và nói lời thoại của mình. Cho trẻ đóng kịch 3 - 4 lần.
* Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ tự về góc chơi và lấy đ/c ra chơi theo ý thích, cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT- Vui chơi).

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 5731693532210099622

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item