Giáo dục âm nhạc: Dạy hát "Bạn ở đâu"
Giáo dục âm nhạc: Dạy hát "Bạn ở đâu" Nghe hát: Thật đáng chê TCAN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. 1. Mục đích yêu cầu: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-duc-am-nhac-day-hat-ban-o-dau.html
Giáo
dục âm nhạc: Dạy hát "Bạn ở đâu"
Nghe hát: Thật đáng chê
TCAN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng.
1.
Mục đích yêu cầu:
-
Kiến thức: Trẻ hát theo cô bài hát “Bạn ở đâu”,
nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung bài hát.
-
Kỹ năng: Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc bài hát.
Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc. Biết đung đưa theo nhịp bài hát,
phản ứng nhanh cho trẻ khi tham gia trò chơi.
-
Thái độ: Giáo dục trẻ tình yêu thương, đoàn kết,
giúp đỡ bạn.
2.
Chuẩn bị:
-
Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Bạn ở đâu”, “Thật đáng chê”.
-
5 cái vòng thể dục, dụng cụ âm nhạc (Lắc xô, phách tre…).
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
*
Hoạt động1: Đọc thơ và trò chuyện với trẻ.
- Cho
trẻ đọc bài thơ “Bé không khóc nữa” cô hỏi trẻ:
+
Bé được cô làm gì? Xung quanh các bạn như thế nào?
+
Bé cảm thấy như thế nào?
*
Hoạt động 2: Dạy hát cho trẻ.
-
Nếu không có bạn thì như thế nào các con? Chúng ta sẽ thử điều đó trong trò
chơi trốn tìm qua bài hát “Bạn ở đâu” nhé!
-
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe kết hợp đàn để trẻ nghe và biết giai điệu của bài
hát.
-
Cô hát lần 2: Cô hát to, rõ ràng để trẻ nhẩm lời.
-
Cô hỏi trẻ: Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Bài hát nói về những gì nào?
-
Cô cho trẻ hát cùng cô từ đầu đến hết bài 3 - 4 lần.
-
Sau đó cho trẻ hát dưới hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
-
Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ.
-
Khi trẻ đã thuộc lời cô hướng dẫn trẻ chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn,
vừa đi vừa hát đến câu “Bạn ở đâu, bạn ở đâu” cô đến gần trẻ A đội mũ chóp kín
cho trẻ đó, đồng thời cô chỉ định một trẻ B hát câu “Tôi sẽ ra ngay đây mà” và
chạy ra ngoài trốn. Đến câu “Mau chạy đi” cả lớp hát kết hợp vỗ tay.
-
Cô đố trẻ A: Bạn nào vừa chạy ra ngoài. Nếu đoán sai trẻ phải nhảy lò cò.
*
Hoạt động 3: Nghe hát “Thật đáng chê”.
-
Các con vừa chơi rất là giỏi, bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát “Thật đáng
chê” lời của chú Việt Anh.
-
Cô hát lần 1: Kết hợp đàn.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát thì bạn chim như thế nào?
+
Ăn gì? Uống gì? Bị đau gì?
-
Cô hát lần 2: Mời trẻ đứng dậy hưởng ứng bài hát cùng cô.
*
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
-
Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ nghe và cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Hoạt động 5: Kết thúc:
Cô và trẻ hát lại bài “Bạn ở đâu” một
lần nữa.
*
Hoạt động góc: Góc thiên nhiên (góc chính).
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG: - Quan sát các cô cấp dưỡng đang
rửa rau và thái rau.
-
TCVĐ: Cáo và thỏ. - Chơi tự do: Chơi
với đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ biết về công việc của các cô cấp dưỡng. Biết tỏ lòng biết ơn và yêu quý các
cô.
-
Trẻ biêt giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp
2.
Chuẩn bị: - Trang phục gọn gàng cho trẻ, cô phối
hợp với các cô nhà bếp.
- Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích
đu, đu quay, vịt sạch sẽ an toàn..
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Quan sát các cô cấp dưỡng đang rửa rau và thái rau.
-
Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, dặn dò trẻ khi
đi xuống nhà bếp không được làm ồn, không chạy nhảy lung tung.
-
Cho trẻ nối đuôi nhau xuống nhà bếp quan sát các cô cấp dưỡng đang rửa rau,
thái rau.
-
Cô hỏi trẻ : + Các con đang đứng ở đâu đây?
+
Các cô cấp dưỡng đang làm gì vậy? Rau gì đây?
+
Để làm gì? Các cô chuẩn bị bữa ăn cho ai?
+
Vậy các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các cô?
*
TCVĐ: “Cáo và thỏ”. Cô nêu lại cách
chơi cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
*
Chơi tự do: Chới
với cầu trượt, xích đu, đu quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay,
dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động: - Liên hoan văn nghệ, đóng chủ đề
“Bản thân”. Mở chủ đề “Gia đình thân yêu và ngày vui vủa thầy cô giáo”.
- Nêu gương
cuối tuần.
1.
Yêu cầu: - Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia
biểu diễn cùng cô và các bạn.
-
Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
2.
Chuẩn bị: - Một số bài thơ, bài hát chủ đề “Bản
thân”: “Tìm bạn thân”, “ồ sao bé không lắc”, “Tâm sự của cái mũi”, “Bé ơi”… 5
que chỉ.
-
Một số hình ảnh về chủ đề gia đình. Phiếu bé ngoan.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động
*
Liên hoan văn nghệ, đóng chủ đề “Bản thân”.
-
Cô cất cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”, hỏi trẻ vừag hát bài gì? Mời trẻ kể tên
những bài hát, bài thơ, câu chuyện đã được học trong chủ đề.
-
Lần lượt cô mời trẻ lên tham gia biểu diễn đọc thơ, múa hát dưới hình thức cá
nhân, nhóm, tập thể thi đua.
-
Mời cả lớp hát và vận động bài “Ồ sao bé không lắc”
*
Mở chủ đề “Gia đình”: Cô mở cho trẻ xem câu
chuỵên “Tích chu”, hỏi trẻ: Vừa xem câu chuyện gì? Câu chuyện kể về ai?... Nhắc
trẻ về nhà tìm hiểu về các thành viên trong gia đình mình: Tên gì? Làm nghề
gì?...
*
Nêu gương cuối tuần: Cô mời trẻ nhận xét
chung về tình hình của bạn trong ngày, mời trẻ ngoan lên cắm cờ, nhận phiếu bé
ngoan và động viên trẻ chưa ngoan phải cố gắng.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).