Giáo án khám phá khoa học một số đồ dùng gia đình
Giáo án khám phá khoa học Đề tài: Một số đồ dùng gia đình( đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống) Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé Đố...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/giao-an-kham-pha-khoa-hoc-mot-so-do-dung-gia-dinh.html
Giáo
án khám phá khoa học
Đề tài: Một số đồ dùng gia đình( đồ dùng để ăn, đồ
dùng để uống)
Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong
gia đình bé
Đối tượng: Mẫu giáo 4 tuổi
Số trẻ : 25-30 trẻ
Thời gian : 25-30 phút
I) Mục đích
1)
Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm,
tác dụng của một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống trong gia đình. Biết sử dụng
đồ dùng phù hợp với chất liệu, công dụng.
- Trẻ biết so sánh, phân
nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu.
2) Kỹ năng:
- Phát triển tư duy, ngôn
ngữ mạch lạc, phát triển các giác quan cho trẻ.
- Rèn kỹ năng so sánh phân
biệt, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn trẻ chơi đúng luật.
3)
Thái độ:
- Trẻ hứng thú và tích cực
tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn
đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết nâng niu cẩn thận những đồ dùng dễ vỡ.
- Giáo dục trẻ biết sắp xếp
khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp.
II) Chuẩn bị
- Đài
- Đồ chơi mô phỏng đồ dùng
trong gia đình.
- Hai hộp quà: bát, đĩa,
chén, đũa có chất liệu khác nhau(sứ, thủy tinh, nhựa, inox)
- 8 vòng thể dục.
- Hệ thống câu hỏi đàm
thoại của cô giáo
III) Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1)
Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng
thú.
- Xin trân trọng giới
thiệu với các bạn hôm nay có các cô giáo ở trong trường mầm non nghe tin
chúng mình học giỏi các cô về dự với lớp mình, chúng mình hãy nổ một tràng
pháo tay để chào đón các cô nào.
- Chúng mình hãy đọc tặng
các cô bài thơ “ Cái bát xinh xinh”.
2) Hoạt động
2: Tìm hiểu về một số đồ dùng ăn, uống trong gia đình.
- Chia trẻ thành 2 gia
đình
- Trước khi chơi trò chơi
cô tặng cho mỗi gia đình một hộp quà, để biết trong hộp quà có gì chúng mình hãy cùng
mở ra xem nhé?
- Bây giờ các gia đình hãy đến với trò chơi “Ô cửa bí mật”.
*Ô
cửa số 1:
+ Đây là cái gì?
+ Con có nhận xét gì về cái bát này?
+ Còn ai có ý kiến khác?( hỏi 2 trẻ)
+ Cái bát này có đặc điểm gì?( miệng bát tròn, có
viền hoa xung quanh, lòng bát sâu, có đế bát giúp bát đứng được)
+ Cái bát này làm bằng gì?( hỏi 2 trẻ )
- Ngoài cái bát này ra người ta còn làm nhiều
loại bát bằng những chất liệu khác nhau, bạn nào kể xem có những loại bát
nào? (thủy tinh, bát inox, bát nhựa).
- Ai có bát thủy tinh? Làm thế nào để biết được
đâu là bát sứ, đâu là bát thủy tinh?
- Muốn phân biệt được bát sứ và bát thủy tinh các
con hãy quan sát cô làm thí nghiệm nhé?
- Cô dùng viên bi làm thí nghiệm.
- Bát dùng để làm gì? Khi ăn cơm thì các con cầm
bát bằng tay nào? Ngoài bát ăn cơm còn
có bát nào nữa?
- Cô khái quát: Có rất nhiều loại bát để ăn, bát
to để đựng canh, bát vừa để ăn cơm, bát nhỏ đựng nước chấm đấy. Những cái bát
làm từ sứ, thủy tinh rất là dễ vỡ nên khi sử dụng các con nên cầm cẩn thận
kẻo vỡ nhé.
* Ô cửa số 2:
- Đây là gì?
- Bạn nào có nhận xét gì về cái đĩa?
- Còn ai có ý kiến khác?
- Đĩa dùng để làm gì?
- Ngoài đĩa này ra còn có đĩa này ra bạn nào kể
xem còn cái đĩa nào nữa?
- Cô chốt lại các ý kiến của trẻ
* Ô cửa số 3: Đây là gì?
- Con hãy mô tả về đôi đũa này. Còn ai có nhận
xét khác? Vì sao lại gọi là đôi đũa?(hỏi 2 trẻ).
- Hai chiếc đũa gọi là đôi đũa đấy.
- Đôi đũa dùng để làm gì?
- Đầu nào để ăn, đầu nào để cầm?
- Khi cầm đũa, cầm thìa thì cầm bằng tay nào?
- Đôi đũa này làm bằng gì?
- Ngoài đũa làm bằng tre còn có đũa làm bằng gì
nữa?(hỏi 2 trẻ).
- Làm thế nào để phân biệt được đũa làm bằng tre
và đũa làm bằng inox, nhựa, gỗ.
- Cô chuẩn bị mỗi nhóm một thau nước làm thí
nghiệm với đũa bằng tre, inox, nhựa, gỗ. Cho trẻ nhận xét.
Cô chốt lại: Có nhiều loại đũa dùng để ăn, đũa
làm bằng tre, nhựa, gỗ khi thả vào thau nước sẽ nổi còn đũa làm bằng inox sẽ
chìm đấy các con ạ.
- Vừa rồi cô và các con cùng khám khá về bát,
đĩa, đũa rồi. Đó là những đồ dùng để làm gì?
- Ngoài bát, đĩa, đũa ra còn có rất nhiều đồ dùng
để ăn khác nữa đó là gì? ( thìa, âu, muôi, dĩa..)
- Cô khái quát lại: Bát, đĩa, đũa, thìa.....là
những đồ dùng để ăn đấy. Bát đựng cơm, đựng canh. Đĩa đựng rau, đựng thịt.
Thìa để xúc cơm, đũa để gắp thức ăn. Bát, đĩa làm từ sứ, thủy tinh rất dễ vỡ
nên khi sử dụng chúng mình cần cẩn thận, dùng xong nhớ để vào nơi quy
định.
* Ô cửa số 4:
- Cái gì đây?
- Con biết gì về cái chén nào?
- Cái chén có đặc điểm gì?(miệng tròn, có hoa
xung quanh, có quai)
- Cái chén dùng để làm gì?( hỏi 2 trẻ)
- Chén này làm bằng gì?
- Ngoài ra còn có chén làm bằng gì nữa?
- Khái quát: Chén dùng để uống nước. Chén có thể
làm từ sứ, thủy tinh, nhựa, inox. Khi sử dụng chén bằng sứ, thủy tinh các con
nên cầm bằng 2 tay, đặt nhẹ nhàng kẻo vỡ nhé.
+ Ngoài chén ra còn có đồ dùng gì để uống nữa?
- Những cái chén, cái cốc, ly, ấm.... đều là
những đồ dùng để làm gì?
Vì vậy với
những đồ dùng để uống bằng sứ, bằng thủy tinh các con cần chú ý khi sử dụng
các con nhớ chưa nào?
*So sánh: Bát và chén
- Cô và các con vừa cùng tìm hiểu về một số đồ
dùng để ăn và để uống rồi. Bây giờ, cô đố các con biết bát và chén có gì
giống và khác nhau?
+ Giống: dùng để đựng, đều là đồ dùng gia đình.
+ Khác: chén có quai, chén để uống. Bát to hơn
chén, bát có đế bát, bát để ăn.
c) Khái quát, mở rộng:
- Những đồ dùng phục vụ cho việc ăn, uống của mọi
người được gọi là đồ dùng ăn, đồ dùng uống đấy.
- Ngoài ra trong gia đình còn rất nhiều đồ dùng
khác nữa.
Cô đố các con biết đó là gì nào?(ti vi, tủ lạnh,
quạt, nồi cơm điện ....)
- Để đồ dùng trong gia đình được bền đẹp, các con
nên chú ý khi sử dụng: phải giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy
định.
3) Hoạt động 3:
Luyện tập
a) Trò chơi 1:
Chung sức
- Để các gia đình có thêm kinh nghiệm trong việc
lựa chọn đồ dùng cho gia đình mình, chúng ta cùng đến với trò chơi: “Chung
sức”
- Trên bàn của các gia đình có rất nhiều đồ dùng
khác nhau, khi bản nhạc bắt đầu các thành viên đầu tiên của 2 gia đình sẽ lấy
1 đồ dùng theo yêu cầu của cô và bật qua 4 chiếc vòng lên để vào rổ của đội
mình. Người tiếp theo lại lấy tiếp, cứ lần lượt như vậy cho đến hết bản nhạc.
Gia đình nào lấy được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu của cô nhất được tặng 3
bông hoa, gia đình nào về nhì được thưởng 2 bông hoa.
- Các gia đình đã nắm được cách chơi chưa?
- Trò chơi bắt đầu.
- Cô kiểm tra kết quả 2 đội.
b) Trò chơi 2: Người đầu bếp giỏi
- Cô phát cho mỗi trẻ một đồ dùng
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cho trẻ bày dọn bàn ăn.
|
- Trẻ đọc bài thơ
-
Trẻ mở hộp quà
- Trẻ
trả lời
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ nêu ý kiến.
-
Trẻ trả lời theo ý của trẻ.
-
Làm bằng sứ
-
Trẻ kể
-
Trẻ trả lời theo ý của trẻ
-
Trẻ quan sát
-
Dùng để ăn cơm
-
Trẻ trả lời: bát to để đựng canh, bát nhỏ đựng nước chấm.
-
Vâng ạ
-
Cái đĩa
-
Trẻ nhận xét
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ kể
-Vì
có 2 cái
-
Trẻ trả lời
-
Đầu nhỏ để ăn, đầu to để cầm
-
Cầm tay phải
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ kể
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ nhận xét
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ kể
-
Trẻ lắng nghe
-
Cái chén
-
Trẻ trả lời
-
Miệng tròn, lòng sâu,có quai.
-
Để uống nước, uống rượu, uống trà....
-
Làm bằng sứ
-
Trẻ kể: thủy tinh, nhựa, inox...
-
Vâng ạ
-
Trẻ kể: cốc, ly, ấm, bình nước...
-
Để uống
-
Nhớ rồi ạ
-
Trẻ so sánh
-
Điểm giống nhau
-
Điểm khác nhau
-
Trẻ kể
-
Vâng ạ
-
Trẻ lắng nghe
-
2 gia đình chơi cùng 1 lúc
+
Lần 1 lấy đồ dùng để ăn
+
Lần 2 lấy đồ dùng để uống.
-
Rồi ạ
-
Trẻ nhận đồ dùng
- Trẻ tham gia chơi
|
Post a Comment