Giáo án tạo hình: Xé dán tín hiệu đèn giao thông ( Mẫu)
Giáo án tạo hình: Xé dán tín hiệu đèn giao thông ( Mẫu) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết dùng 2 đầu ngón tay ngón trỏ ngón cái bấm vào...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-tao-hinh-xe-dan-tin-hieu-den-giao-thong-mau.html
Giáo án tạo hình: Xé dán tín hiệu đèn giao thông ( Mẫu)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết dùng 2 đầu ngón tay ngón trỏ ngón cái bấm vào giấy và tay trái cầm giấy, Biết xé lượn tạo thành hình tròn. Biết phết hồ vào mặt sau và dán thẳng hàng tạo thành đèn tín hiệu giao thông.
- Luyện các kỹ năng xé dán, phết hồ, dán hình cân đối giữa tờ giấy, tư thế ngồi ngay ngắn, cách xé dán.
- Phát triển khả năng tưởng tượng khéo léo sáng tạo, tạo được sản phẩm đẹp
- Nhằm phát triển ngôn ngữ, thẩm mỹ, chú ý ghi nhớ có chủ đích.
- Qua bài học giáo dục trẻ thích tạo ra các sản phẩm đẹp, thích học tạo hình, biết ngiêm túc chấp hành một số luật lệ giao thông phổ biến: Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, qua đường phải có người lớn dắt, biết giữ gìn sản phẩm do mình làm ra, và của bạn
II. CHUẨN BỊ
- Mô hình ngã tư đường phố có các phương tiện giao thông tham gia giao thông
- Tranh xé dán đèn tín hiệu giao thông mẫu
- Giấy vẽ sẵn cột đèn giao thông, giấy mầu đỏ, xanh, vàng, hồ dán, khăn lau. Đủ cho số trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cho trẻ lên chuyến tàu không gian quay trở về thời điểm mà bạn Thỏ trắng ra phố
- Cho trẻ đến thăm mô hình ngã tư đường phố
- Đã đến nơi bạn Thỏ trắng xảy ra chuyện rồi các bé hãy xem trên đường có những gì?
- Đó là những loại phương tiện giao thông gì?
- Các bé biết gì về những phương tiện giao thông này?
- Ngoài ô tô, xe máy,..ra còn có những gì nữa?
=> các con ạ! Trên đường có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông như: ô tô tải, ô tô con, xe máy, xe buýt...và còn có đèn tín hiệu giao thông: đèn đỏ, vàng xanh, có dải phân cách khi đèn đỏ dừng lại.
- Các con ơi! Do không chú ý đèn đỏ nên bạn Thỏ đã đi qua đường nên xuýt bị ô tô đụng phải đấy, các bé khi đi trên đường phải biết nghe lời người lớn, không chạy lung tung, đi trên vỉa hè bên phải và chú ý đèn giao thông, và phỉa biết chấp hành đúng luật lệ giao thông: Đi trên vỉa hè bên phải, đèn đỏ dừng lại đèn xanh mới được đi, đi qua đường phải có người lớn dắt
- Giả làm các phương tiện giao thông về chỗ ngồi
* Hoạt động 1: Cô làm mẫu
- Bạn Thỏ không chú ý đèn đỏ nên suýt bị tai nạn nên cô đã xé dán 1 bức tranh về đèn tín hiệu giao thông giúp bạn Thỏ nhớ luật lệ giao thông.
+ Cho trẻ quan sát tranh xé dán đèn tín hiệu giao thông
- Các bé cùng xem cô có tranh xé dán gì đây?
- Bạn nào biết gì về bức tranh xé dán này?
- Con thấy bức tranh xé dán đèn tín hiệu giao thông này như thế nào?
- Bố cục tranh ra sao? Đèn giao thông có dạng hình gì? Có những màu gì?
- Đây là bức tranh xé dán đèn tín hiệu giao thông, mà cô đã xé từ giấy màu đỏ, vàng, xanh xé xong cô phết hồ và dán khéo léo cân đối. Và cô đã đặt tên bức tranh này là “Đèn tín hiệu giao thông đáng yêu”
- Các cháu có muốn xé dán đèn tín hiệu giao thông giống cô để tặng bạn Thỏ không? Vậy các bé hãy quan sát cô xé dán mẫu
= > Cô xé dán mẫu và giải thích: Trước tiên cô cầm giấy mầu xanh trên tay để xé dán đèn xanh, tay trái cô giữ giấy, tay phải dùng 2 đầu ngón tay: ngón trỏ ngón cái, bấm 2 đầu ngón tay và xé khóe léo xé lượn tạo thành hình tròn, xé xong cô xếp vào giấy và tiếp tục cầm giấy mầu vàng lên xé lượn khéo léo tạo thành hình tròn, xé xong xếp vào giấy dưới đèn đỏ. Và cuối cùng xé đến đèn đỏ và xé tương tự, xếp các hình vào giấy tạo bố cục đẹp, cân đối, đều nhau. Sau đó cầm hình tròn mầu xanh lên lật mặt sau phết đều hồ và dán vào giấy thành đền mầu xanh, tiếp tục dán đèn mầu vàng và đèn mầu đỏ phết hồ đều và dán khéo léo vào cột đèn cân đối tờ giấy.
- Để xé được đèn tín hiệu giao thông các con xé đèn mầu gì trước?
- Khi xé cháu cháu xé như thế nào? Tay nào cầm giấy? Tay nào bấm và xe? (Tay trái cầm giấy, tay phải dùng 2 đầu ngón tay bấm và xé, xé lượn thành hình tròn)
- Khi dán các bé phết hồ và dán như thế nào?
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô phát giấy, hồ dán cho trẻ thực hiện
-Trong quá trình trẻ xé dán cô quan sát chú ý bao quát, động viên khuyến khích gợi ý trẻ hỏi cháu đang xé dán gì? Cháu xé, dán như thế nào? Nếu trẻ không xé dán được cô hướng dẫn trẻ xé dán.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ mang các bức tranh lên trưng bày
- Cho 3- 4 trẻ nên chỉ bức tranh mình thích.
- Vì sao cháu thích bức tranh của bạn, bạn xé dán đèn tín hiệu giao thông như thế nào?
- Hỏi trẻ đặt tên cho bức tranh xé dán đèn giao thông của mình là gì? Cho trẻ so sánh bài của mình, của bạn với tranh xé dán mẫu của cô xem có giống nhau không
+ Nhận xét chung : Cô khen ngợi những trẻ đã xé dán được đèn tín hiệu giao thông đẹp, xé lượn tạo thành hình tròn rất đẹp và khéo, khi dán phết hồ đều và dán cân đối tạo thành tranh xé dán đèn rất đẹp khuyến khích bài gần đẹp, chưa hoàn chỉnh để lần sau cố gắng
- Nhắc trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
- Chúng mình đã xé dán được đèn tín hiệu giao thông rồi chắc bạn Thỏ rất vui và luôn ghi nhớ các đèn đèn đỏ dừng lại đèn xanh mới được đi, về nhà các bé hãy xé dán đèn tín hiệu giao thông cho ông bà bố mẹ xem nhé
- Vậy qua chuyện của bạn Thỏ các bé hãy nhớ khi ra đường không được chạy lung tung, chấp hành các luật lệ giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi đi qua đường phải có người lớn dắt nhé
* Kết thúc: Cho trẻ dán tranh vào góc bé khéo tay và ra sân chơi nhắc trẻ thu dọn giấy vụn vứt thùng rác để bảo vệ môi trường.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát một số biển báo giao thông
1. Yêu cầu: Trẻ nhận biết được một số biển báo thông thường, khi đi trên đường trẻ tuân theo các biển báo đó. Hứng thú trong trò chơi vận động.
2. Chuẩn bị :
- Một số đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng, biển báo dành cho người đi bộ, dành cho người đi xe đạp, báo có trẻ em, giao nhau giữa đường sắt với đường bộ.
- Phiễu, ca, cốc, cát, nước.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
a, HĐCCĐ: Quan sát một số biển báo giao thông.
- Kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước khi ra sân: Cô dẫn trẻ ra sân đứng xung quanh cô, gợi hỏi trẻ: Khi đi qua ngã tư đường phố các con nhìn thấy gì?
+ Đèn tín hiệu giúp ta điều gì khi đi qua ngã tư đường phố?
- Trên đường còn có những biển báo khác nữa đấy: Đây là biển báo gì? có hình gì?
- Cho trẻ gọi tên, nhận xét một số biển báo khi đi trên đường. Khi gặp các biển báo đó trên đường thì các con phải làm gì? Vì sao?
- Giáo dục trẻ chấp hành tốt an toàn giao thông,...
b, TCVĐ: “Bánh xe quay”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.