Giáo án KPKH: Trò chuyện và làm quen với một số luật lệ GT
Giáo án KPKH: Trò chuyện và làm quen với một số luật lệ GT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết một số luật lệ giao thông phổ biến khi tham...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-tro-chuyen-va-lam-quen-voi-mot-so-luat-le-gt.html
Giáo án KPKH:
Trò chuyện và làm quen với một số luật lệ GT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết
một số luật lệ giao thông phổ biến khi tham gia giao thông, biết đi trên lề đường,
vỉa hè phía bên phải. Biết một số đèn hiệu, biển báo giao thông đường bộ.
- Rèn luyện
khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục
trẻ biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Biết chơi nơi an toàn,
không gây cản trở giao thông.
II. CHUẨN BỊ
-
Giáo án, Giáo án điện tử , máy chiếu , màn hình.
- Tranh
vẽ ngã tư đường phố, tranh vẽ đường nông thôn.
- Đồ
chơi đèn hiệu giao thông, áo, mũ, bục đứng của công an, một số biển báo.
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Cả lớp hát bài "Em đi
qua ngã tư đường phố". Hỏi trẻ:
+ Chúng
ta vừa hát bài gì?
+ Trong
bài hát nói khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu gì? Vì sao?
* Hoạt động
2: Bé tìm hiểu một số luật lệ giao thông và đèn hiệu giao thông.
- Cô giới
thiệu tranh và gợi hỏi trẻ:
+ Khi đi
đường người đi bộ phải đi ở đâu? Xe cộ đi ở đâu?
+ Con nhìn
thấy tranh vẽ ở đâu? Vì sao con biết? ở đó có gì đây?
+ Vì sao
có những xe chạy còn có những xe dừng lại?
+ Đèn đỏ
có được đi qua không? Đèn gì được đi qua? Vì sao nhỉ?
+ Các
cháu có được đi qua đường một mình không?
+ Trước
khi qua đường phải làm gì? Vì sao?
+ Các
con khi đi học, đi chơi ở đường làng con phải đi như thế nào?
+ Vì sao
phải đi bên lề đường phía bên phải?
+ Khi
qua đường phải làm gì? Có được chơi đùa ở lòng đường không? Vì sao?
+ Ở ngã
tư này người và xe cộ đi lại như thế nào?
+ Vì sao
phải quy định như vậy? (Những quy định đó để tránh tai nạn)
+ Ngoài
những đèn hiệu đó ở đường bộ còn có rất nhiều biển báo nữa?
+ Ai biết
có những biển báo nào đây?
+ Cho trẻ
kể và biết một số biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn, đường dành cho
người đi xe đạp, xe máy, đường ngược chiều.
* GDT:
Khi ra đường phải đi cùng người lớn, không tự đi 1 mình ngoài đường, khi đi thì
phải đi bên phải, ngồi tàu, xe không thò đầu, tay ra ngoài, ngồi xe máy phải đội
mũ bảo hiểm…
* Hoạt động
3: Trò chơi củng cố.
- Trò
chơi 1: "Cùng tham gia giao thông".
+ Cô làm
mô hình ngã tư đường phố cho trẻ lên gắn hình đúng vị trí, đứng luật lệ giao
thông. +Đội nào được nhiều hình và đúng hơn thì đội đó chiến thắng.
- Trò
chơi 2: " Bé làm đèn hiệu".
+ Cô nêu
cách chơi và luật chơi cho trẻ.
* Kết thúc:
-
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. LQ cách vỗ tay TTTC:
“Đèn xanh – đèn đỏ”
* Cho cả lớp hát bài “Đèn xanh đèn
đỏ”.
- Cô giới thiệu vận động vỗ tay
theo TTC bài: “Đèn xanh đèn đỏ”.
- Cô hướng dẫn trẻ cách vỗ tay theo
tiết tấu chậm: Vỗ 3 cái liên tiếp rồi mở ra
-
Cô vận động cho trẻ xem 2 lần
- Cho cả lớp vận động cùng cô nhiều
lần.
- Cô nhận xét, tuyên dương.
*
Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng di màu cho trẻ.
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các
góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá
cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................