Giáo án PTNT: Hoa phượng, ve sầu
Giáo án PTNT: Hoa phượng, ve sầu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết gọi tên hoa phượng, ve sầu - Biết được đặc điểm nổi bật của hoa...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-ptnt-hoa-phuong-ve-sau.html
Giáo án PTNT: Hoa phượng, ve sầu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Trẻ biết gọi tên hoa phượng, ve sầu
-
Biết được đặc điểm nổi bật của hoa phượng, ve sầu
-
Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô
-
Trẻ biết yêu quý và bảo về các loại cây xanh.
II.
CHUẨN BỊ
- Tranh cây hoa
phượng, con ve sầu
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú:
-
Cô cùng trẻ hát bài “Mùa hè đến” , Hỏi trẻ:
- Cô cháu
mình vừa hát bài gì? Nội dung bài hát nói đến mùa gì? Mùa hè có gì?
* Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về hoa phượng, ve sầu
a. Tìm hiểu cây hoa phượng:
-
Cô treo tranh cây hoa phượng cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
-
Cô có bức tranh gì đây? Lá cây có màu gì?Hoa màu gì?
-
Cho trẻ phát âm từng bộ phận của cây hoa phượng (Tổ, nhóm, cá nhân)
-
Cô chú ý động viên sửa sai cho trẻ
-
Cô giải thích: Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè, báo hiệu mùa hè đến.
b. Tìm hiểu
con ve sầu:
-
Cô treo tranh con ve sầu ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
-
Cô có bức tranh vẽ con gì đây? Con ve sầu có màu gì?
-
Có những bộ phận gì? (Đầu, Mình, Cánh)
- Cho trẻ phát âm “Con ve
sầu” và phát âm tường bộ phận của con ve sầu ( Tổ, nhóm, cá nhân)
-
Cô chú ý động viên sửa sai cho trẻ.
-
Cô giải thích: Con ve sầu chỉ xuất hiện vào mùa hè, tiếng ve sầu cũng là dấu
hiệu báo mùa hè đến.
+ Mở rộng: Cho trẻ xem thêm một số
bức tranh về mùa hè
-
Cô treo tranh và cho trẻ quan sát, nói về bức tranh đó
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết bảo vệ
sức khỏe khi mùa hè đến
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ ra sân chơi.
DẠO CHƠI
NGOÀI TRỜI
Chơi dấu đồ chơi trong cát
TCVĐ: Trời
nắng trời mưa
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân, kiểm tra sức khỏe
- Khởi động ra sân.
a. HĐCCĐ: Chơi
dấu đồ chơi trong cát
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi trẻ: Cô có gì đây? (Chậu cát)
- Cô đưa ra 1 số đồ chơi bằng nhựa, rồi dấu nó trong
cát, cho trẻ gọi tên các đồ chơi đó.
- Cô hướng dẫn cho trẻ cách dấu đồ chơi trong cát, yêu
cầu trẻ lấp cát hết đồ chơi.
- Cô bao quát, nhắc trẻ chơi cẩn thận, không để cát
rơi tung tóe khắp nơi và tránh bị rơi vào mắt.
b. TCVĐ: Trời nắng trời
mưa
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
c.
CTD: Cầu thang leo, bập bênh, bóng....
- Cô quan sát, bảo đảm an toàn cho trẻ
CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
Cho trẻ xem tranh về thời tiết thay đổi (Nắng – mưa)
* Tiến hành
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
-
Cô treo tranh lên cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
-
Bức tranh nói về hiện tượng gì? Trời nắng hay mưa?
-
Khi trời nắng hay mưa chúng mình có nên đi ra ngoài trời không?
*
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................