Giáo án Dạy hát: “Yêu Hà Nội”
Giáo án Dạy hát: “Yêu Hà Nội” NH: “Quê hương” TC: “Đoán tên bạn hát” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ thuộc bài hát “ Yêu Hà Nội ” nhớ tê...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-day-hat-yeu-ha-noi.html
Giáo án Dạy hát:
“Yêu Hà Nội”
NH: “Quê hương”
TC: “Đoán tên bạn hát”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc bài hát “Yêu Hà Nội” nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát nói
về cthủ đô Hà Nội.
- Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc, và kỹ năng hát
đúng nhịp bài hát.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương mình.
II.
CHUẨN BỊ
- Nhạc các bài hát “Yêu hà Nội”, “Quê hương”
- Tranh về thủ đô Hà Nội
III. TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Ổn đinh, gây hứng thú
- Cho trẻ xem hình ảnh về thủ đô Hà Nội
- Trò chuyện về nội dung bức tranh và chủ
đề
* Hoạt động 2: Dạy hát: “Yêu Hà Nội”
- Cô gối thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Cô hát lần 1: Hỏi trẻ:
- Cô vừa hát bài gì?
-
Do nhạc sĩ nào sáng tác?
-
Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa
-
Cô hát lần 2
*
Cô tóm nội dung bài hát:
-
Bây giờ chúng mình cùng cô hát vang bài “Yêu Hà Nội” nào!
-
Cô dạy cả lớp hát 2-3 lần.
+
Thi đua tổ, nhóm:
-
Mời 3 tổ hát
-
Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, hát tam ca,song ca, đơn ca bằng hình
thức tổ chức “Hội thi tiếng hát họa mi”
-
Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
-
Cả lớp hát lại một lần.
* Hoạt động 3: Nghe hát: “Quê hương”
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?
-
Cô hát lần 2: Có làm động tác minh hoạ (Trẻ hưởng ứng cùng cô)
* Hoạt động 4: Trò chơi “Đoán tên bạn
hát”
- Bây giờ cô sẽ
cho các con chơi trò chơi: “Đoán tên bạn
hát” các con có thích không?
- Cô giới thiệu tên trò chơi, Hướng dẫn
cách chơi .
-
Trẻ chơi: Cô điều khiển trò chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài “Yêu
Hà Nội” và ra sân
chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Quan sát hiện tượng tự nhiên
a, HĐCCĐ:
- Chuẩn bị
trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò
trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, kiểm tra sĩ số, trang phục
phù hợp với thời tiết
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò chuyện với trẻ về chủ đề:
+ Thời tiết ngày hôm nay thế nào?
+ Vậy mùa này đang là mùa gì?
+ Bầu trời mùa này thế nào?
+ Cây cối ra làm sao nhỉ?
+ Các con
hãy cảm nhận xem, hôm nay trời có mát không? Nhờ có gì mà chúng ta cảm thấy mát?
(Gió)
+ Để biết
được trời hôm nay có gió hay không nhờ vào dấu hiệu gì?(Ngọn cây lay chuyển,
mát…)
+ Mùa hè trời nắng nóng chúng mình phải làm gì?
* Giáo dục
trẻ biết yêu thiên nhiên và ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ.
b, Trò chơi “Chồng nụ chồng hoa”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài
trời
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho
trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Thực hành kỷ năng đan tết.
a.
Mục đích: Trẻ có kĩ năng đan tết và rèn sự kheo léo của đôi bàn tay.
b.
Chuẩn bị: Len đủ màu sắc, que đan
c.
Tiến hành:
- Cô giới thiệu nguyên vật liệu,
dụng cụ
- Cô hướng dẫn trẻ đan, vừa làm vừa
hướng dẫn
- Trẻ về thực hành theo nhóm
- Nhận xét và tuyên dương trẻ
* Giáo dục trẻ:
2, Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng vệ sinh cá nhân cho
trẻ.
- Chơi với đồ chơi sẵn có trong lớp
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................