Giáo án Kể chuyện “Sự tích dây khoai lang”
Giáo án Kể chuyện “Sự tích dây khoai lang” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, hoạt độn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-ke-chuyen-su-tich-day-khoai-lang.html?m=0
Giáo án Kể chuyện “Sự tích dây khoai lang”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân
vật, hoạt động của các nhân vật và hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện.
- Trẻ nhớ và phân biệt được giọng điệu của
các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nghe hiểu và thể hiện được
giọng điệu của các nhân vật.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.
Giáo dục:
-
Trẻ yêu thích môn học, tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo, chăm chỉ, biết chia sẻ với người khác; Biết yêu
quý và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Đồ
dùng, đồ chơi phục vụ tiết học
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*
Hoạt động 1: Ổn định , gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Bầu và bí”
+ Trò chuyện về nội dung bài hát, về chủ
đề:
- Bài hát đã nói đến loài rau nào? Bầu
và bí là loại rau ăn gì? Ở nhà các con có được mẹ nấu bầu và bí cho ăn không?
thường nấu món gì? (Canh, xào, luộc..)Ngoài loại rau ăn quả như bầu và bí , các
con còn biết có loại rau ăn gì nữa?
- Có 1 câu chuyện kể về 1 loài rau ăn củ
rất hay, Câu chuyện cho chúng ta biết vì sao lại có loài củ này! Để biết được
đó là loại củ gì, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích dây khoai lang” nhé!
* Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1 (Không tranh), hỏi trẻ:
Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện,
cô sẽ kể cho chúng mình nghe lại câu chuyện một lần nữa nhé!
- Kể lần 2:
Kể chuyện trên máy tính
* Giảng nội dung : Câu chuyện kể về một cậu bé rất hiếu thảo, cậu sống
cùng với bà, vì nhà nghèo nên không có cơm ăn, phải đào củ mài để ăn, thương
bà, cậu đã quyết tâm làm lụng vất vả để trồng lúa Cho bà có cơm ăn, nhưng tới
mùa thu hoạch thì nương lúa bị cháy hết, thương cậu bé và biết được tấm lòng hiếu
thảo của cậu bé đối với bà nên ông bụt đã cho cậu 1 điều ước đấy.
* Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào? (Bà, cậu bé, ông tiên)
Khi lớn lên cậu bé đã nói gì với bà cậu bé? (cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cấy lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn)
Điều gì không may đã xảy ra với nương lúa của cậu bé? (Khu rừng bị cháy,
nương
lúa của cậu bé cũng bị cháy).
+ Cô kể trích dẫn bằng slide đoạn truyện nương lúa bị cháy và cậu bé gặp ông
Bụt
-
Củ lạ mà cậu bé tìm được trong rừng có đặc điểm
gì?
+ Cô kể lại đoạn truyện bằng slide cậu bé tìm được củ lạ để gợi ý trẻ trả lời câu
hỏi.
( Củ lạ có ruột màu vàng nhạt, bột mịn mềm, mùi thơm ngòn ngọt, màu tím đỏ)
+ Cô kể lại đoạn truyện bà dặn cậu bé đi tìm thứ cây quý đó đem trồng khắp bìa
rừng bằng slide.
· Cô cho trẻ xem lại 1 slide truyện có cây khoai lang, củ khoai lang và chỉ cho trẻ
thấy đâu là dây leo xanh mướt, màu tím đỏ của củ khoai lang. Cô cho cả lớp nhắc lại: “cây khoai lang”, “củ khoai lang”.
- Kể lần 3: Kết hợp cho trẻ kể (2
-3 trẻ)
- Hỏi trẻ: Cô và các con vừa kể
câu chuyện gì?
* Giáo dục: Qua câu chuyện này các con học được điều gì
- Phải hiếu thảo với bố mẹ, ông bà; Phải chăm chỉ; Phải biết chăm sóc và bảo vệ
cây xanhvàcần phải biết chia sẻ những cái ngon cho mọi người, bạn bè như cậu bé đã
trồng cây khoai lang cho tất cả mọi người nghèo đều có cái ăn đấy
nhé!
* Hoạt động 5: Trò chơi: “Trồng khoai giúp bà”
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho cáccon 2 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng 2 luống đất và cô cũng đã có sẵn những dây khoai
lang rồi. Các con hãy hiếu thảo, chăm chỉ như
cậu bétrong câu chuyện để trồng khoai giúp bà nhé! Cô chia lớp thành 2 đội lên thi đua. Đội nào trồng xong trước và trồng đều các cây khoai lang trên 2 luống đất đó là đội đó dành chiến thắng
- Cho trẻ chơi
2-3 lần
* Kết thúc :
- Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ.
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hát cho trẻ nghe bài “Cây bắp cải”
-
TCVĐ: “Cướp cờ”
- Dặn dò trẻ trước khi
ra sân
a.
HĐCCĐ:
- Cho trẻ ngồi thành
vòng tròn
- Hát cho trẻ nghe bài
hát “Cây bắp cải” (2 -3 lần)
- Hỏi trẻ cô vừa hát
bài hát gì?
- Trong bài hát, tác giả
kể đến những con vật nào?
b.
TCVĐ: “Cướp cờ”
- Cô hướng dẫn cách
chơi và luật chơi
Cách chơi:
- Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người
- Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng. Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-25cm;ở giữa đặt cành lá, Rau cải, củ cà rốt, cà chua…để làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
Bắt đầu chơi:
- Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng đối diện nhau).
- Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.
- Cô đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
- Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người
- Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng. Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-25cm;ở giữa đặt cành lá, Rau cải, củ cà rốt, cà chua…để làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
Bắt đầu chơi:
- Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng đối diện nhau).
- Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.
- Cô đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
+ Ví dụ: Khi
cô gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì
chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo,cố gắng đập vào người bạn đó.Nếu đập
được vào người bạn cầmcờ thì thắng
- Cô lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi.Cứ thế cho đến
hết.Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.
Luật chơi:
- Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình. Ai chạy sai số là trừ 1 điểm.
- Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
Luật chơi:
- Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình. Ai chạy sai số là trừ 1 điểm.
- Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
- Tổ chức cho trẻ chơi
2,3 lần.
c.
CTD:
- Cô bao quát, đảm bảo
an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
*. Nêu
gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong
tuần ngoan chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương
trẻ.
- Cô nhận xét.
- Phát phiếu ngoan cho trẻ.
Đánh giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................