Giáo án Dạy hát: Em yêu biển đảo quê em
Giáo án Dạy hát: Em yêu biển đảo quê em NH: Nơi đảo xa TC: Đoán tên bạn hát I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ thuộc bài hát “ Em yêu biể...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-day-hat-em-yeu-bien-dao-que-em.html
Giáo án Dạy hát: Em yêu biển đảo quê em
NH: Nơi đảo xa
TC: Đoán
tên bạn hát
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc bài hát “Em yêu biển đảo quê em” nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung
bài hát nói về biển đảo yêu thương.
- Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc, và kỹ năng hát
đúng nhịp bài hát.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu biển đảo quê hương đất
nước mình.
II.
CHUẨN BỊ
- Nhạc các bài hát “Em yêu biển đảo quê em”, “Nơi
đảo xa”
- Tranh về biển đảo
III. TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Ổn đinh, gây hứng thú
- Cho trẻ xem hình ảnh về biển đảo
- Trò chuyện về nội dung bức tranh hướng
tới chủ đề
* Hoạt động 2: Dạy hát: “Em yêu biển đảo quê em”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Cô hát lần 1: Hỏi trẻ:
- Cô vừa hát bài gì?
-
Do nhạc sĩ nào sáng tác?
-
Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa
-
Cô hát lần 2
*
Cô tóm nội dung bài hát:
-
Bây giờ chúng mình cùng cô hát vang bài “Em yêu biển đảo quê em” nào!
-
Cô dạy cả lớp hát 2-3 lần.
+
Thi đua tổ, nhóm:
-
Mời 3 tổ hát
-
Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, hát tam ca,song ca, đơn ca bằng hình
thức tổ chức “Hội thi tiếng hát họa mi”
-
Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
-
Cả lớp hát lại một lần.
* Hoạt động 3: Nghe hát: “Nơi đảo xa”
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?
-
Cô hát lần 2: Có làm động tác minh hoạ - Trẻ hưởng ứng cùng cô
* Hoạt động 4: Trò chơi “Đoán tên bạn
hát”
- Bây giờ cô sẽ
cho các con chơi trò chơi: “Thỏ nghe hát
nhảy vào chuồng” các con có thích không?
- Cô giới thiệu tên trò chơi .Hướng dẫn
cách chơi .
-
Trẻ chơi: Cô điều khiển trò chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài “Em
yêu biển đảo quê em” và
ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tham quan cánh đồng lúa
1, Mục đích
-
Trẻ được tắm nắng, gió dạo chơi, hít thở không khí ngoài trời.
-
Được tham quan, quan sát cánh đồng lúa, hiểu được sự vất vả của các bác nông
dân khi làm nên hạt lúa.
-
Phát triển các kỷ năng vận động cho trẻ.
-
Trẻ biết quý trọng sản phẩm của người nông dân.
2, Chuẩn bị:
-
1 số đồ chơi ngoài trời.
-
Mũ nón, áo dài tay, giày dép của trẻ.
3, Tiến hành:
a, HĐCCĐ:
-
Dặn dò trẻ trước lúc đi
-
Cô dẫn trẻ đi dạo chơi 1 vòng quanh cánh đồng lúa, đi đến đâu, cô giới thiệu
đến đó cho trẻ nghe về quy trình làm nên hạt gạo cho chúng ta ăn hằng ngày là
nhờ công lao của những người nông dân chăm bón, cày, cấy, ….
*
Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, quý trọng các sản phẩm của các bác nông dân
(Ăn hết suất, không vung vãi thức ăn khi ăn…)
-
Cô dẫn trẻ về trường cho trẻ chơi với 1 số đồ chơi ngoài trời.
b, TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
-
Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần
c, Chơi tự do
- Chơi với đồ
chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình....
- Cô bao quát
đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Làm album về biển đảo quê hương
- Chuẩn bị:
Tranh ảnh về biển đảo quê hương, Giấy, tạp chí, lịch
cũ, kéo, hồ dán.
- Cô gợi ý cho trẻ nói về biển đảo quê hương, cho mỗi cháu
chọn 1 hình ảnh mình thích nhất. Sau đó chia các cháu ra thành các nhóm cùng sở
thích.
- Cô chia cho mỗi nhóm một số tạp chí, lịch cũ và một tấm
bìa, để trẻ cắt hình ảnh dán vào mặt trước của tấm bìa.
- Cuối cùng trẻ cùng nhau sắp xếp các tấm bìa tạo thành
Album số..
- Nhận xét và
tuyên dương trẻ
* Giáo dục trẻ:
2, Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng kể
chuyện sáng tạo cho trẻ.
- Chơi với đồ
chơi sẵn có trong lớp
- Cô bao quát
giúp đỡ trẻ
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................