Bò bằng bàn tay và cẳng chân trong đường dich dắc
Bò bằng bàn tay và cẳng chân trong đường dich dắc Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/bo-bang-ban-tay-va-cang-chan-trong-duong-dich-dac.html
Bò bằng bàn tay và cẳng chân
trong đường dich dắc
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
HĐ: PTTC
VĐ: Bò bằng bàn
tay và cẳng chân trong đường dich dắc
Trò
chơi: Ném bóng vào rổ
|
1. Kiến
thức:
- Trể biết tên vận động “Bò bằng bàn tay và cẳng chân trong đường dich dắc”
- Trẻ biết cần phải có sự
phối hợp tay, chân, mắt và định hướng để bò theo đường dích dắc.
- Trẻ biết cách chơi, luật
chơi cuả trò chơi “Ném bóng vào rổ”
2. Kỹ năng:
- Trẻ đứng vào vạch xuất
phát, 2 bàn tay sát sàn, 2 cẳng chân sát sàn và bò phối hợp tay nọ chân kia
tới hết con đường.
- Trẻ có kỹ năng phối hợp
tay, chân, mắt nhịp nhàng.
- Trẻ sử dụng linh hoạt các
cử động của bàn tay, cổ tay trong trò chơi: “ Ném bóng vào rổ”
- Rèn kỹ năng cất đồ dùng
gọn gàng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực,
đoàn kết tham gia vào hoạt động, tham gia vào trò chơi.
|
II: Chuẩn bị:
* Địa điểm:
- Ngoài sân
* Đội hình:
- Vòng tròn, 3 hàng dọc, 3
hàng ngang, 2 hàng ngang đối diện
* Chuẩn bị
của giáo viên:
- Trang phục mặc quần áo
thể thao.
- Nhạc bài hát: “ Làm chú
bộ đội, chú bộ đội, bản nhạc thiếu nhi sôi động, My heart will go on”
- Đầu, loa
- Sắc xô.
* Chuẩn bị
của trẻ:
- Vạch xuất phát, 2 con
đường dích dắc rộng khoảng 45 – 50cm, có 3 điểm dích dắc cách nhau khoảng
1,2m, 20 quả bóng nhựa, 2 rổ ném bóng,
- Trang phục sạch sẽ gọn
gàng
- Vòng nhỏ
|
1: Ôn định tổ
chức
- Chào mừng các bé đến với
chương trình “chúng tôi là chiến sĩ ” ngày hôm nay.
- Về với chương trình có rất nhiều các cô các
bác tới dự
Các con dành tặng các cô
các bác 1 tràng pháo tay.
- Và không thể thiếu được
đó là sự có mặt của 2 đội
“Hoàng sa và đội trường sa”
- Để có một sức khỏe bền bỉ
và dẻo dai, mời 2 đội hãy cùng cô khởi động nào.
- Đội hình 3 hàng ngang
2: Nội dung
1. Khởi động:
( Đội hình vòng tròn): trên nền nhạc bài
“Làm chú bộ đội”
- Cho trẻ khởi động bằng
cách di chuyển, đi chậm, đi nhanh, hai tay chống hông lần lượt từng chân một
dậm gót, chạy chậm, chạy nhanh
- Các con đã thực hiện xong
phần khởi động của mình, mời các con lên lấy dụng cụ và vào phần thi thứ 1 có
tên “Chiến sĩ vui khỏe” với nội dung đồng diễn thể dục
- Về đội hình 3 hàng ngang
2. Trọng động: ( Tập với vòng kết hợp nhạc bài “Chú bộ đội”)
* BTPTC
+ Động tác 1:
+ Động tác 2: Chân: 2 tay
đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên cao, chân
bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 4: Bật: 2 tay
đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp)
- Vừa rồi là một bài đồng
diễn rất đẹp cô khen các con, mời các con lên cất dụng cụ rồi về chỗ nào
* Cho trẻ chuyển đội hình
thành 2 hàng ngang đối diên cách nhau khoảng 3m
Vưa rồi các con đã trải qua
phần thi “ Chiến sĩ vui khỏe” rồi giờ cô mời các con bước tiếp vào phần thi
thứ 2“Thử tài cùng chiến sĩ”
* VĐCB “Bò bằng
bàn tay và cẳng chân trong đường dich dắc”
Hôm nay cô dạy các con một
vận động mới đó là vđ “Bò bằng bàn tay
và cẳng chân trong đường dich dắc”
- Để thực hiện được vận
động này các con chú ý cô thực hiện nhé
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2, kết hợp
phân tích cách thực hiện
( Tư thế chuẩn bị: Cô bước
đến trước con đường, đặt 2 bàn tay và cẳng chân sát sàn Khi có hiệu lệnh “ Bò” Cô bò phối hợp chân nọ tay kia, đầu
không cúi, mắt nhìn về phía trước bò vòng qua các điểm dích dắc không chệch
ra ngoài, khi bò đến hết đường cô đứng lên và nhẹ nhàng đi về cuối hàng)
- Mời 2 trẻ lên tập thử
- Tổ chức cho cả lớp luyện
tập.
Lần 1: Lần lượt 2 trẻ một
lượt tập
- Cô chú ý sửa kỹ năng cho
trẻ.
Lần 2: đẩy nhanh tốc độ tập
của trẻ
-
Cổ vũ, động
viên trẻ.
L
ần 3: Tùy vào khả năng của trẻ.
-
Cô tăng thêm điểm dích dắc
+
Những bạn nào thật tự tin có thể bò hết đoạn đường dích dắc màu đỏ thì các
con đứng lên đây với cô.
+
Những bạn nào chưa được tự tin thì các con sẽ đứng về bên cô Loan và bò ở con
đường màu xanh.
- Cô khen động viên trẻ
Vừa
rồi chúng mình đã trải qua 2 phần thi giờ cô mời các con bước vào phần thi
cuối cùng có tên “ Sức mạnh đồng đội”
* Trò chơi vận động “Ném bóng vào rổ”
Cách
chơi: Cô đã chuận bị bóng và rổ cho 2 đội, nhiệm vụ của các con là ném trúng
những quả bóng vào rổ của đội mình. Trong một bản nhạc đội nào ném được nhiều
bóng vào rổ hơn sẽ là đội chiến thắng.
-
Cô nhận xét và
kiểm tra kết quả của 2 đội
3. Hồi tĩnh Cô
mở nhạc “My heart will go on”
cho trẻ cảm nhận.
- Chúng mình đã cảm nhận
được giai điệu của nhạc chưa? Mời 2 bạn ghép thành một đôi và cùng khiêu vũ
nào.
III. Hoạt động 3: Kết thúc - nhận xét -
khen trẻ.
-
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh chúng mình hãy nhớ ăn đủ chất và chăm tập thể
dục mỗi ngày nhé…
|
HĐÂm nhạc
NDTT: Biểu diễn văn nghệ:Hát, vận động bài: Cô và mẹ, cháu yêu cô chú công nhân, Kéo cưa
lừa sẻ
NDKH: Nghe
hát: Cháu yêu cô thợ dệt
T/CÂN: Tai ai tinh
|
1.
Kiến thức:
-
Trẻ biết cách biểu diễn một số bài hát
trong chủ đề nghề nghiệp“Cô và
mẹ, cháu yêu cô chú công nhân, Kéo cưa lừa sẻ”
-
Hiểu cách chơi trò chơi
2.
Kỹ năng
-
Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi, biết vận động
theo ý thích của mình(hát, vỗ tay, vận động minh họa...)
-
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt”
-
Chơi trò chơi thành thạo
3.
Thái độ
- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia
vào hoạt động âm nhạc
|
* Không gian tổ chức:
- Phòng chức năng
* Đồ dùng của cô:
Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm “Cô
và mẹ, Cháu yêu cô chú công nhân, Kéo cưa lừa sẻ, Cháu yêu cô thợ dệt”
- Hình ảnh bác thợ xây, cô
thợ may
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ múa
- Dụng cụ âm nhạc( Sắc xô,
phách)
|
1: Ôn định tổ chức
- Mở nhạc hiệu trò chơi âm nhạc
-
Chào mừng các bé lớp C3 đến với chương trình “ Trò chơi âm nhạc ngày hôm nay”
-
Cô giới thiệu khách dự
-
Cô giới thiệu 3 đội và đội trưởng của 3 đội.
-
Mở nhạc hiệu
-
Và một người luôn đồng hành với các con trong chương trình trò chơi âm nhạc
ngày hôm nay là cô Hồng Vân.
2: Nội
dung chính
* “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Mời các đội chú ý lắng nghe giai điệu một bài hát
rất là quen thuộc và đội nào có câu trả lời trước, trả lời đúng và biểu diễn
thật hay thì sẽ được tặng một bông hoa.
Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát : “Cô và mẹ”
- Mời đội nào có câu trả lời nhanh nhất
- Cho cả lớp đứng lên hát lại.
- Để bài hát hay hơn, sôi nổi hơn, chúng mình sẽ
biểu diễn cùng nhiều hình thức khác nhau
- Mời tổ có câu trả lời đúng lên biểu diễn bài hát
theo ý thích.
* “ Xem hình ảnh đoán tên bài hát”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh chú thợ xây đang xây nhà,
cô thợ dệt, thợ may đang may quần áo và cho trẻ đoán xem hình ảnh đó là nội
dung của bài hát nào?
Tương tự như phần một cô tổ chức cho trẻ biểu diễn.
* “ Xem cô minh họa và đoán tên bài hát”
- 2 Cô vận động minh họa và cho trẻ đoán xem cô đã
vận động minh họa cho bài hát nào?
- Cô tổ chức cho trẻ biểu diễn bài hát.
- Chúng mình đã trải qua 3 phấn chơi rồi( Cô nhận
xét kết quả)
- Vừa rồi cô thấy các con rất giỏi,cô thưởng cho
chúng mình một trò chơi
Hoạt động
2: Trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cách chơi: Cô cho trẻ tạo ra âm thanh to – Nhỏ từ
các bộ phận trên cơ thể theo ý thích
- Cô nói cách chơi: Khi cô mở nhạc to thì các con
tạo ra âm thanh to, khi cô mở nhạc nhỏ thì các con tạo âm thanh nhỏ, khi nhạc
dừng thì các con không tạo ra âm thanh nữa
- Đến với “chương trình trò chơi âm nhạc” hôm nay cô
Loan đã chuẩn bị một món quà rất đặc biệt để tặng cho chúng mình đấy, xin mời
cô.
HDD3: Nghe hát bài “Cháu yêu cô thợ dệt”
- Vừa rồi cô thấy các con
biểu diễn rất hay, cô cũng có một tiết mục muốn biểu diễn: Cô sẽ hát tặng
chúng mình bài hát “ Cháu yêu cô thợ dệt”
Cô hát cho trẻ nghe lần 1
kết hợp nhạc
- Bài hát có giai điệu rất
nhẹ nhàng, thiết tha, bài hát ca ngợi cô thợ dệt đã dùng đôi tay khéo léo của
mình để dệt lên những tấm vải đẹp cho chúng mình may quần áo đẹp đấy
Hỏi trẻ tên bài hát
Cô hát lần 2 kết hợp với
nhạc
- Lần 3 cô biểu diễn minh
họa theo lời bài hát
3: Kết thúc.
Cô
nhận xét và khen động viên trẻ.
|
…………………………………………………………………………