Thể dục VĐCB: Đi trên ghế thể dục TCVĐ: Tung bóng vào rổ
Thể dục VĐCB: Đi trên ghế thể dục TCVĐ: Tung bóng vào rổ Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt độn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/the-duc-vcb-di-tren-ghe-the-duc-tcvd-tung-bong-vao-ro.html
Thể dục VĐCB: Đi trên ghế thể dục
TCVĐ: Tung bóng vào rổ
Nội dung
|
Mục đích yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Tiến hành hoạt động
|
Thể dục
- VĐCB: Đi trên ghế thể dục
- TCVĐ: Tung bóng vào rổ
|
1. Kiến
thức:
- Trẻ biết tên vận động, biết cách đi trên ghế thể dục theo sự hướng dẫn
của cô.
- Biết cách chơi trò chơi.
2.Kỹ năng:
Trẻ mạnh dạn thực hiện động tác
- Trẻ đi khéo léo, bước đều không bị ngã.
- Rèn luyện khả năng phối hợp của chân tay, thị giác với vận động.
- Trẻ cất đồ dùng gọn gàng.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tập luyện, có ý thức trong học tập
|
* Địa điểm:
- Ngoài sân
* Đồ dùng của cô:
Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm.
* Đồ dùng của trẻ: - 2 ghế thể dục.
- 2 Bảng to
- 2 con đường ngoằn nghèo
2 lọ cắm hoa, và hoa đủ cho
trẻ chơi trò chơi
|
HĐ1: Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi,
đi thường, dậm từng chân, đi nhanh, đi chậm…
HĐ2: Trọng động
* Bài tập
phát triển chung
+ Đội
hình: 4 hàng ngang theo tổ.
- Tập theo từng động tác.
- Động tác tay: 2 tay dơ
cao, gập xuống vai
( 2 lần – 4 nhịp)
- Động tác chân : Ngồi khụy
gối hai tay đưa ra phía trước
( 4 lần - 4 nhịp)
- Động tác lườn: Đứng quay
người sang bên 90 độ ( 2 lần- 4 nhịp)
- Động tác bật: Bật tách
chân, khép chân. ( 2 lần – 4 nhịp)
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng
ngang đối diện nhau
* Vận động cơ bản: Đi
trên ghế thể dục”
- Cô giới thiệu tên vận
động
- Cô tập mẫu 2 lần và lần 2
và phân tích động tác: tư thế chuẩn bị: cô đứng trước ghế thể dục, mắt nhìn
lên ghế . Khi có hiệu lệnh “ Đi” thì 2 tay cô trống hông, chân phải bước lên ghế
trước, chân trái bước thu gọn về cùng chân phải và bước đi nhẹ nhàng trên ghế
cho đến hết ghế. Sau đó bước từng chân
xuống đất và đi về đứng ở cuối hàng của mình.
- Cô gọi 2 trẻ lên tập thử
-> Cho cả lớp QS và nhận xét.
- Cho trẻ thực hiện:
- Cho 2 tổ thực hiện 2-3
lần.
- Cô quan sát trẻ tập, động
viên sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ
đi trên nghế lên cắm hoa.
-
Cô gọi 2 trẻ lên tập lại -> hỏi trẻ tên bài vận động * T/C: “ Tung bóng vào rổ”
Cô
hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi.
3. HĐ3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi
nhẹ nhàng vòng quanh sân
|
Âm nhạc:
NDTT: Dạy
hát bài
“
NDKH: Nghe
hát :
“ Năm ngón tay ngoan” Tg; Trần Văn Thụ
Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
|
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát,
và hiểu nội dung bài hát Tay thơm tay ngoan và bài:
“ Năm ngón tay ngoan”
- Trẻ hiểu
cách chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kĩ năng:
- Trẻ thuộc
bài hát “ Tay thơm tay ngoan”
- Trẻ hát đúng
lời bài hát, hát đúng theo giai điệu của cả bài.
- Thực hiện
tốt trò chơi.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động
- Trẻ hứng thú nghe bài hát
nghe.
|
* Địa điểm: Phòng chức năng.
* Đồ dùng của cô:
- Trang phục của cô: gọn gàng
- Đàn, đài ghi các bài
hát Tay thơm tay ngoan và bài:
“ Năm ngón tay ngoan”
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng cho
trẻ.
- Một số dụng cụ âm nhạc
- 5 chiếc vòng thể dục
- Ghế cho trẻ ngồi.
|
1. Ổn định
tổ chức:
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Dấu tay”
- Cô trò chuyện về đôi bàn tay đẹp của trẻ ( Tay đẹp
để chúng mình làm gì: tay cầm bát, tay để cầm bút, tay để múa, và tay còn để
giúp cô giáo và Bố mẹ những việc nhỏ nữa đây...) Cô có một bài hát rất hay
nói về đôi tay ngoan của chúng mình, hôm nay cô dạy chúng mình hát bài hát
này nhé:
2: Nội dung
-
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, giới thiệu nội dung của bài hát. Cô
hát cho trẻ nghe lần 1( Biểu diễn cùng giai điệu cho trẻ hứng thú).
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe lần 2 ( Không nhạc
để trẻ nghe rõ lời) Hỏi lại tên bài, tên tác giả.
- Giảng nội dung của bài hát( Bài hát ca
ngợi đôi bàn tay của bé, vì đôi bàn tay sạch nên mẹ gọi là bàn tay thơm, vì
bàn tay biết giúp mẹ những việc nhỏ nên mẹ gọi là đôi bàn tay ngoan)
-
Cô hát lần 3: Kết hợp giai điệu.
-
Các con hát cùng cô bài hát này nhé.
-
Cô cho trẻ hát theo cô 3- 4 lần(cô chú ý sửa sai cho những trẻ hát chưa rõ
lời, chưa đúng nhạc).Sau đó cô gọi từng tổ lên hát (cô sửa sai cho trẻ).
-
Cô mời nhiều nhóm trẻ lên biểu diễn(có thể vỗ tay đệm theo hoặc sử dụng nhạc
cụ tùy theo ý thích của trẻ)
-
Cô gọi 2-3 cá nhân trẻ lên hát cho cả lớp nghe.
* TC Ai nhanh nhất
-
Cô giới thiệu tên trò chơi.
Cách
chơi: Cô có 5 chiếc vòng, cô mời 6 hoặc 7 bạn lên chơi cô và các con cùng hát
hoặc đọc thơ, khi cô lắc sắc xô thì các con nhảy nhanh vao vòng, bạn nào chưa
nhảy được vào vòng là phải nhảy lò cò
Luật
chơi: Khi nào cô lắc sắc xô thì các con mới được nhảy vào vòng
-
Cô tổ chức chơi mẫu 1-2 lần. Sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
*
Nghe hát “ Năm ngón tay ngoan”.
- Cô hát cho trẻ nghe lần
1. Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe lần
hai, hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả, và giảng nội dung bài hát( Bài
hát nói về bàn tay xinh của chúng mình đấy, mỗi bàn tay lại có các ngón tay
xinh, ngón thì cao, ngón thì thấp, ngón thì hơi to, ngón thì nhỏ xinh, nhưng
ngón nào cũng giúp cho chúng mình làm được bao nhiêu việc giúp cô giáo và
giúp mọi người...)
- Lần 3 cô mở đĩa cho trẻ
nghe hát và cô vđ minh họa.
3. Kết thúc
-
Cô nhận xét và khen động viên trẻ.
|
Nhận xét trẻ cuối
ngày……………………………………………………………