QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: QUAN SÁT THẢO LUẬN VỀ THỜI TIẾT MÙA ĐÔNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: QUAN SÁT THẢO LUẬN VỀ THỜI TIẾT MÙA ĐÔNG. TCVĐ: Trời mưa Chơi tự do – Vẽ theo ý thích ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/quan-sat-co-muc-dich-quan-sat-thao-luan-ve-thoi-tiet-mua-dong.html
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH:
QUAN SÁT
THẢO LUẬN VỀ THỜI TIẾT MÙA ĐÔNG.
TCVĐ:
Trời mưa
Chơi tự
do – Vẽ theo ý thích
1.Mục đích:
- Phát triển khả năng quan sát, khả
năng dự đoán và ngôn ngữ trẻ.
2.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ cảnh vật con người trong
mùa Đông, hè, xuân, thu
- Một số ghế trẻ chơi
3. Tiến hành:
* Quan sát thảo luận về thời tiết mùa
đông:
- Cho trẻ quan sát về nội dung bức
tranh. Dành thời gian cho trẻ trao đổi với nhau. Sau đó cô gợi ý:
- Đây là tranh vẽ cảnh mùa gì? vì
sao bé biết?
- Bầu trời mùa Đông thế nào? Gió
thế nào? Thời tiết ra sao?
- Cảnh vật như thế nào? (cây cối
rụng lá)
- Mọi người phải mặc quần áo như
thế nào?
- Cho trẻ thảo luận vì sao mọi
người phải mặc quần áo ấm trong mùa Đông.
- Lồng ghép GD trẻ biết giữ ấm cơ
thể vào mùa Đông để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, ho, sốt.
* Trò chơi vận động: Trời mưa
- Cô gợi ý cho cháu chơi theo luật
và cách chơi đầu tuần.
* Chơi tự do – Vẽ theo ý thích:
- Cháu được hoạt động tự do: Vẽ lên
nền, chơi dân gian, chơi với các đồ chơi ngoải trời. cô theo dõi, nhắc nhở để
đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Vệ sinh sau khi chơi
HOẠT ĐỘNG
HỌC
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* VẼ CẢNH CÁC MÙA TRONG NĂM
I. Yêu cầu:
- Cháu nhận biết đặc điểm nổi bật
của cảnh vật, thời tiết bốn mùa trong năm.
- Rèn kỹ năng vẽ và sáng tạo của
trẻ và khả năng sáng tạo của trẻ.
- Góp phần GD tính thẩm mỹ cho trẻ
và có ý thức giữ gìn vệ sinh và sức khỏe theo mùa.
II. Chuẩn bị:
- Các bức tranh thể hiện cảnh vật
và thời tiết của bốn mùa trong năm.
- Bàn ghế. Băng nhạc, máy cát sét.
- Giấy vẽ, giấy nền, bút màu cho
trẻ.
III. Phương pháp hình thức tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CHÁU
|
* Hoạt động 1: Tạo hứng thú
- Gợi ý cho cháu chơi trò chơi Bốn mùa
- Thời tiết của bốn mùa như thế nào nhỉ?
- Còn cảnh vật thì ra sao?
* QUAN SÁT VÀ
NHẬN XÉT TRANH MẪU.
+ Giới thiệu:
- Vẽ về cảnh vật hoặc thời tiết của bốn mùa nhé!
- Cô treo tranh mẫu. gơi ý cho cháu nhận xét về tranh mẫu:
- Tranh vẽ gì? Thể hiện cho mùa nào?
+ Cô giải thích:
- Bốn bức tranh thể hiện cho bốn mùa:
- Mùa Xuân, cây cối xanh tươi, hoa nở, nắng đẹp.
- Mùa Hè trời nắng nóng, mọi người đi tắm biển.
- Mùa Thu gió thổi nhiều, lá rụng.
- Mùa Đông thời tiết lạnh, mọi người mặc quần áo ấm.
- Mỗi mùa đều có thời tiết nóng, lạnh, mát mẻ khác nhau.
Thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, vì thế phải biết
giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo mỏng gọn gàng vào mùa Hè, mặc ấm
vào mùa Đông để phòng tránh các bệnh theo mùa.
- Các bé sẽ kết hợp các đường nét gì để tạo thành bức
tranh về các mùa trong năm?
- Các bé sẽ kết hợp các nét: Thẳng, xiên, cong, cong tròn
để tạo thành bức tranh về bốn mùa theo ý thích của mình nhé!
+ Gợi hỏi một số trẻ:
- Bé sẽ vẽ gì? thời tiết hoặc cảnh vật của mùa nào? Và vẽ
như thế nào?
- Hướng dẫn bố cục bức tranh:
- Vẽ những hình ảnh chính ở giữa, vẽ to rõ, các chi tiết
phụ vẽ nhỏ hơn, chú ý vẽ đều trên trang giấy, không để giấy trống. Tô màu như
thế nào?
- Các bé sẽ chọn những màu phù hợp để tô bức tranh cho
đẹp. chú ý kỹ năng tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, tô đều đẹp,
không lan ra ngoài
* Hoạt động 2: Kiếm
tra nề nếp học tập.
- Kiểm
tra nền nếp học tập:
- Gợi ý cho cháu nêu về cách ngồi, cầm bút:
- Phải có tư thế ngồi và cầm bút như thế nào để tô màu cho
đẹp?
* Hoạt động 3:
Trẻ thực hành vẽ.
- Cô
có tín hiệu cho cháu vẽ, mở nhạc nền các bài hát theo chủ đề.
- Cô theo dõi, gợi ý nhắc nhở cho trẻ vẽ đẹp.
- Đối với các cháu vẽ nhanh, đẹp cô gợi ý tô màu nền. các
cháu vẽ chậm cô gợi ý cách vẽ các hình ảnh chính và màu sắc tô của trẻ.
- Có tín hiệu cho trẻ dừng bút và giúp trẻ treo sản phẩm
lên giá tạo hình.
- Cô mở nhạc bài hát Mùa Xuân ơi!
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Hướng dẫn cháu nhận xét sản
phẩm.
+ Gợi ý cho cháu quan sát và chọn các sản phẩm đẹp.
- Mời cháu nhận xét sản phẩm đẹp, cô gợi ý:
- Bạn vẽ được hình ảnh của mùa nào?
- Những hình ảnh chính là gì?
- Bạn tô màu như thế nào?
- Thêm các chi tiết phụ nào khác?
- So với trang giấy, bạn vẽ như thế nào?
- Cô nhận xét thêm một số tranh vẽ đẹp khác. Khen cháu có
tranh vẽ đẹp.
- Cô nhận xét các tranh vẽ và tô màu chưa hoàn chỉnh. Động
viên trẻ.
- Nhận xét về nền nếp lớp học.
KẾT THÚC.
- Có tín hiệu cho trẻ thu dọn đồ dùng
|
- Cháu chơi trò chơi theo gợi ý của cô.
- Cháu trao đổi cùng cô về thời tiết của các mùa:
- Thời tiết và cảnh vật của các mùa khác nhau.
(cháu kể về cảnh vật và thời tiết của các mùa)
- Chú ý nghe cô giới thiệu.
- Cháu quan sát và nhận xét về tranh mẫu qua gợi ý của cô.
- Chú ý nghe cô giải thích.
- Chú ý nghe cô dặn dò.
- Cháu nhận xét về cách vẽ.
- Nghe cô giải thích.
- Cháu nêu về ý thích của mình.
- Chú ý nghe cô hướng dẫn bố cục tranh.
- Cháu nêu nhận xét về nền nếp học tập:
- Cách ngồi: thẳng lưng, không dựa ngực vào bàn, khi vẽ
đầu hơi cúi.
- Cầm bút: Bằng tay phải, dùng ngón cái, trỏ, giữa để cầm
bút chì.
- Cháu thực hành vẽ theo tín hiệu của cô.
- Cháu dừng bút theo tín hiệu của cô và mang treo lên giá
tạo hình.
- Cháu vận động theo nhạc bài hát
Mùa Xuân ơi!
- Cháu nhận xét sản phẩm đẹp:
- Cháu quan sát chọn các sản phẩm đẹp.
- Cháu nhận xét sản phẩn đẹp theo gợi ý của cô.
- Chú ý nghe cô nhận xét các tranh vẽ đẹp. Khen bạn có
tranh vẽ đẹp.
- Nghe cô nhận xét các tranh chưa hoàn chỉnh để trẻ rút
kinh nghiệm.
- Chú ý nghe cô nhận xét lớp học
- Cháu thu dọn đồ dùng.
|
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Thực hiện chơi như đã soạn đầu tuần
NÊU GƯƠNG CẮM CỜ
- Cô cho cháu nhận xét
khen bạn
- Cô nhận xét bổ sung
cho trẻ cắm cờ
Post a Comment