Giáo án đề tài Quan sát tranh mưa, gió

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát có mục đích Quan sát tranh mưa, gió TCVĐ: Trời mưa Chơi tự do – Vẽ theo ý thích ...

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích
Quan sát tranh mưa, gió
TCVĐ: Trời mưa
Chơi tự do – Vẽ theo ý thích

         I.            Yêu cầu:
-      Cháu nhận biết hiện tượng mưa, gió
-      Biết tác hại của mưa to, gió mạnh
-      Rèn kỹ năng quan sát và khả năng ngôn ngữ
      II.            Chuẩn bị:
-      Một số tranh vẽ mưa, gió ....phấn, một số tranh về nước
  III.            Tiến hành:
X Quan sát tranh mưa, gió
-       Trẻ hát “ Khúc hát dạo chơi”
-  Trẻ đi quan sát tranh tự do. Gợi ý hỏi trẻ quan sát thấy có gì?
-       Cô cho trẻ quan sát tranh trời mưa gợi ý hỏi trẻ tranh vẽ gì?
-       Trong tranh vẽ mưa to hay nhỏ? Hạt mưa ngắn và ít hạt .
-       Cô cho trẻ xem tranh mưa to. Mưa to hạt mưa thế nào?
-       Mưa to mọi người đi trên đường thế nào?
-       Cô cho trẻ xem tranh gió mạnh, mưa to có gió mạnh cây cối thế nào?
-       Mưa to có gió mạnh con có ra ngoài không?
-       Mưa to nước dâng lên nhiều sẽ gây ngập nhà cửa. Mưa to con không được tắm mưa lâu sẽ bị cảm lạnh
-       Trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với” 
X Trò chơi vận động: Trời mưa 
ª  Cô gợi ý : Yêu cầu, luật chơi, cách chơi như soạn ở đầu tuần
X  Chơi tự do – Vẽ theo ý thích:
-       Cho cháu chơi tự do trong sân trường. Trẻ vẽ ý thích theo chủ đề. Cô nhắc nhở cháu chơi ngoan, không chen lấn xô đẩy bạn.
-       Vệ sinh sau khi chơi.



                                              HOẠT ĐỘNG HỌC

                                               PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* THƠ: MƯA



         I.      Yêu cầu:

-      Trẻ hiểu nội dung bài thơ

-      Giáo dục trẻ biết ích lợi của mưa

-      Rèn phát âm cho trẻ, đọc thơ diễn cảm

      II.      Chuẩn bị:

-      Máy casset, băng nhạc. Tranh vẽ nội dung bài thơ mưa
 -  2 bộ tranh nhỏ cho trẻ, giấy vẽ, bút chì màu

  III.      Phương pháp – hình thức tổ chức:

Hoạt động của cô

         Hoạt động của trẻ

v Hoạt động 1: Cô giới thiệu


-      Trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
-      Trong bài hát bé rất thích làm mưa để chi vậy?
-  Trẻ hát
-  Trẻ trả lời

-      Con biết vào mùa mưa, mưa rất nhiều, mưa xuống làm cây cối đâm chồi nẩy lộc, con vật có nước uống, có nước cá bơi lội được dưới nước 
-      Trẻ lắng nghe

-      Vậy con nên giữ nguồn nước sạch sẽ không vứt rác xuống ao hồ làm ô nhiễm

-      Giới thiệu bài thơ “ Mưa” do Nguyễn Diệu viết

v Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
-      Cô đọc thơ lần 1 ra điệu bộ
-      Bài thơ tác giả tả mưa trên sân, mưa rơi xuống lá cây, hoa, mưa cũng làm cho sạch bụi mái nhà, mưa cũng như là nốt nhạc 

 -  Trẻ lắng nghe
-      Cô đọc thơ lần 2 chỉ vào bài thơ
-  Trẻ nghe cô đọc thơ
 -  Cô đọc thơ lần 3 chỉ vào tranh kết hợp giảng từ ý

 + Tranh 1 : Mưa rơi...phập phồng
-      Cháu xem tranh 1.
-      Tí tách: Mưa nhỏ từng hạt rơi xuống đất
-      Phập phồng: Nổi không chìm
- Trẻ lắng nghe  
  + Tranh 2: Mưa nâng ...lau nhà
  + Tranh 3 : Đoạn cuối
-      Cháu xem tranh 2.
-  Trẻ lắng nghe  
* Đàm thoại:

-      Cô vừa đọc con nghe bài thơ gì?
 -  Mưa .
-      Do ai viết?
-      Nguyễn Diệu viết
-      Trong bài thơ tả mưa rơi xuống đâu?
-      Cháu trả lời.
-      Mưa có ích lợi gì cho con người?
-      Có nước uống, ....
-      Vậy con giữ nước mưa sạch thế nào?
-      Trẻ trả lời
-      Vậy đi học mang nước theo uống thì nước phải thế nào?
 -  Nước nấu chín
-      Ngoài nước mưa còn có nước ở đâu nữa?
-      Ao, sông, biển ...

-      Nước nào ở đâu cũng rất cần thiết cho con người, cây cối, động vật...vậy con phải giữ nguồn nước sạch sẽ không vứt rác, dơ bẩn xuống nước ...
-      Trẻ lắng nghe

v Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ


-      Cả lớp đọc thơ theo cô
-      Nhóm bé trai, nhóm bé gái
-      Cá nhân cô theo dõi sữa sai trẻ
   * Đọc thơ nối tiếp:
 -  Cô dùng hình thức đưa tay về phía nào thì tổ đó đọc
 - Cô cho trẻ ngồi theo nhóm trai, gái đọc thơ nối tiếp
 - Gọi 1 bé trai, một bé gái đọc nối tiếp
   * Thi đua gắn tranh:
-      Cô yêu cầu đôi bạn trai và bạn gái thi đua hội ý gắn tranh theo nội dung bài thơ
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô 


- Trẻ đọc thơ nối tiếp theo yêu cầu cô



- Cháu chia 2 đội và cử bạn lên gắn tranh.

-      Cô nhận xét, tuyên dương từng lúc.


-      Cô mời đại diện 2 đội lên đọc thơ theo tranh vừa gắn. Cô nhận xét.
-      Trẻ đọc thơ qua tranh

v Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:


-      Cô yêu cầu trẻ vẽ bức tranh mưa
-      Trẻ vẽ mưa 

 -  Trẻ vẽ mưa

-      Cô tuyên dương từng lúc.
-      Kết thúc: Trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với”


- Trẻ hát thu dọn
                                          NÊU GƯƠNG CẮM CỜ
                       - Cô cho cháu nhận xét khen bạn
                       - Cô nhận xét bổ sung cho trẻ cắm cờ

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 5481206601215689898

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item