PTNT: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ NÔNG
PTNT: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ NÔNG I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được sản phẩm làm ra từ nghề nông - Trẻ biết được công...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/ptnt-tim-hieu-ve-nghe-nong.html
PTNT: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ NÔNG
I.
Mục đích yêu cầu:
1.
Kiến thức:
- Trẻ biết được sản phẩm
làm ra từ nghề nông
- Trẻ biết được công việc
của nghề nông, và biết được một số đồ dùng của nghề nông
2.
Kỹ năng:
Phát triển kĩ năng nhận
biết của trẻ, thông qua việc đàm thoại với trẻ.
Quan sát, đàm thoại,
ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, chú ý, so sánh
3.
thái độ:
Trẻ
biết yêu nghề nông, biết yêu quý người làm ra sản phẩm nghề nông.
II.
CHUẨN BỊ:
-
tranh 1: sự
phát triển của cây lúa ( từ khi reo lúa thành mạ, đến khi bông lúa chín)
-
tranh 2: cây bắp
(từ khi thành cây bắp đến khi thành quả )
-
tranh 3: cây đậu
xanh (từ khi nảy mầm đến khi thành hạt)
-
tranh 4: cây dứa
(thơm) (từ khi là cây đến khi thành quả chín)
-
tranh 5: công
việc của nghề nông
-
tranh 6: đồ
dùng nghề nông
+ Tích hợp : LQVT, văn học, tạo hình
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO: quan sát, đàm thoại, thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH:
1 . Trò chuyện – Giới
thiệu bài:
- Đọc thơ ‘đi bừa’
-Các con vừa đọc bài thơ nói về ai ?
-Mẹ dậy sơm để làm gì ?
-Bạn nào có thể kể những công việc mà mẹ đã làm trong bài
thơ ?
-Vậy các con có biết công việc của mẹ đang làm đó là công
việc của những người làm gì không ?
-Bố mẹ các con làm nghề gì ?
-Các con ạ trong xã hội có rất nhiều ngành nghề đấy (cô
duă tranh tổng hợp về các nghề)cùng đàm thoại với trẻ.
-Và hôm nay để biết được công lao của các bác nông dân đã
vất vả làm ra những thức ăn hàng ngày cho chúng ta ăn như thế nào cô và các con
sẽ cùng tìm hiểu về nghề nông nhé !
-Hát ‘ cháu yêu cô chú công nhân’
2. Hoạt động nhận thức:
HĐ1: Quan sát – Đàm thoại:
+ Cô đưa tranh cây lúa :
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-A đây là cây lúa cây lương thực chính của nghề nông đấy
các con ạ !
-Các con có biết cây lúa cho ra sản phẩm gì không ?
-Cây lúa cho hạt lúa, vậy hạt lúa để làm gì các
con ?
-Hạt lúa để xay ra thành gạo để chúng ta ăn hàng ngày
đúng không nào ?
-Hạt gạo ngaòi nấu ra thành cơm hạt gạo còn dùng để làm
gì nữa ? để làm bún , phở và làm ra các loại bánh nữa.
+ Cô đưa tranh cây bắp ngô.
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-Đúng rồi cây bắp cũng là cây lương thực quý của nghề
nông đấy
-Vậy cây bắp cho ra sản phẩm gì ? cây bắp cho ra quả
bắp và quả bắp cho ra nhiều hạt.
-Thế các con có biết bắp để làm gì không ?
-Bắp dùng để nấu nướng, rang ăn, làm kẹo bánh bắp, bung bắp..
-Ngoài ra bắp còn dùng để chăn nuôi gia súc nữa đấy các
con ạ.
+ cô đưa tranh cây đậu xanh
-Các con nhìn xem đây là cây gì ? à đay là cây đậu
xanh cũng là một cây lương thực quý của nghề nông đấy.
-Các con có biết cây đậu cho ra sản phẩm gì không ?
-Cây đậu cho ra hạt đậu, hạt đậu dùng để làm gì ?
-Hạt đậu dùng để nấu cháo, nấu chè, hoặc làm bánh nữa đấy.
+ Cô đưa tranh cây dứa (thơm)
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-A ! đây là cây dứa (thơm) cũng là một loại cây
lương thực của nghề nông đấy và cây dứa thường được trồng ở trên rẫy.
-Cây dứa cho ra sản phẩm gì ?
-Quả dứa dùng để làm gì ?
-Qủa dứa ngoài dùng để ăn quả dứa còn dùng làm nước ép
trái cây và làm ra các loại bánh kẹo nữa.
-Các con có biết không cây lúa, bắp, đậu, dứa đều là những
cây lương thực quý của nghề nông. Các cô, các bác nông dân đã phảỉ vất vả mới
làm ra. Ngoài ra các bác còn làm ra được rât nhiều những sản phẩm khác như:
khoai, sắn, mè.. cũng là những cây lương thực và đặc biệt ở đất Tây Nguyên
chúng ta có đặc sản cà phê nữa đấy(cô đưa tranh cây cà phê) đây là một loại cây
công nghiệp được trồng phổ biến nơi cúng ta đang sinh sống đấy.
-Gd :
do vậy các con phải kính trọng và viết ơn cô bác nông dân và biết quý trọng những
sản phẩm mà cô bác nông dân đã làm ra nhé.
-Vậy để làm ra được những sản phẩm đó bác nông dân đã phải
làm những công việc gì?
-+ Cô đưa tranh công việc của các bác nông dân
-Cùng trò chuyện theo tranh
-Các bác nông dân đã làm những công việc như cày, cấy, cuốc
để làm ra những sản phẩm. Do vậy các con phải yêu quý các bác nông dân và công
việc của nghrrf nông nhé!
-Vậy khi cuốc cày các bác cần nhũng đồ dùng gì để làm?
+ Cô đưa tranh dụng cụ nghề nông
-Trò chuyện theo tranh . Đây là dụng cụ nghề nông các con
phải biết giữ gìn, nhà bạn nào có đồ dùng không được lôi kéo, chơi và phải biết
bảo vệ đồ dùng.
-Đọc thơ “ bác nông dân”.
HĐ 2 : Luyện tập.
+ Cá nhân :
-cô mời 2-3 trẻ lên lấy tranh theo yêu cầu của cô và nói được sản phẩm
và công việc của nghề nông
- Cả lớp : cả lớp sẽ cùng chơi với cô 1 trò chơi nhé đó là trò chơi “ chọn
đồ dùng nghề nông”
-Khi cô nói tên đồ dùng nào cả lớp giơ và đọc đúng tên
đồ dùng đó xếp ra trước mặt
-Lần 2 cô giơ đồ dùng trẻ lấy đọc tên và cất vào rổ
-Hát “ cháu yêu cô thợ dệt”
HĐ 3: Trò chơi : “Chuyển hàng về kho”
+Cô chuẩn bị bao lúa và đường hẹp
+LC : không được nhẫm vào đường hẹp.
+ CC : chia làm 2 đội chơi 2 đội sẽ thia đua giúp bác
nông dân chuyển lúa về kho. Khi chuyển lúa phải đi theo đường hẹp đầu đội bao
lúa. Yêu cầu không được nhẫm vào đường hẹp , đội nào nhầm vào đường hẹp thì bao
lúa đó không được tính. Đội nào chuyển được nhiều lúa hơn đội đó sẽ thắng.
-Kết thúc cô nhận xét và đếm số lượng bao lúa.
HĐ 4: Kết thúc hoạt động:
- Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “cô giáo”.
V.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
*
Ưu điểm:
-
Kiến thức:..........................................................................................
-
Kĩ năng: ............................................................................................
- Thái độ: .............................................................................................
Post a Comment