PTNT: Nghề xây dựng
Chủ đề nhánh: Cháu yêu cô chú công nhân PTNT: Nghề xây dựng I .Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết được nghề xâ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/ptnt-nghe-xay-dung.html
Chủ đề nhánh: Cháu yêu cô chú công
nhân
PTNT: Nghề xây dựng
I .Mục đích yêu cầu
1.Kiến
thức:
- Trẻ
biết được nghề xây dựng gồm các nghề: Thợ mộc, thợ xây, kiến trúc sư
- Biết dụng cụ lao động và ý nghĩa các nghề, biết
được công việc và sản phẩm của nghề
2.
Kỹ năng:
- Trẻ
trả lời các câu hỏi của cô một cách mạch lạc
- phát triển ngôn ngữ, óc quan sát, khả
năng ghi nhớ của trẻ
3.Giáo dục :
-
Trẻ biết yêu qúy người lao động, quý trọng sản phẩm mà cô chú công nhân đã làm
ra.
-
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị môi trường hoạt động :
-
Không gian tổ chức : trong lớp học, trẻ ngồi hình chữ U.
- Đồ dùng, Phương
tiện: Tranh
một số nghề , tranh dụng cụ nghề, sản phẩm
+ Một số tranh về một số nghề.
- Nhạc bài cháu yêu cô chú công nhân.
2. Phương pháp :
-
Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực hành
III. Tiến hành hoạt động
1.
Mở đầu hoạt động:
Hát:
Cháu yêu cô chú công nhân
-
Các con vừa hát bài gì?
-
Trong bài hát nói về ai?
-
Các con có yêu quý cô chú công nhân như các bạn nhỏ trong bài hát không?
-
Các con yêu quý thì các con phải làm gì?
]Nội
dung: chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới, các bạn vui
và rất yêu quý cô chú nên múa hát bên cô
chú công nhân
- Các con ạ trong xã hội có rất nhiều ngành nghề đấy (cô
đưa tranh tổng hợp về các nghề)cùng đàm thoại với trẻ.
- Và để biết được công việc hàng ngày của bố mẹ và các
chú công nhân chúng ta như thế nào hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về
nghề xây dựng nhé !
2.
Hoạt động trọng
tâm:
*
Hoạt động 1:
-
Cô gợi hỏi trẻ về các nghề thuộc nghề thợ xây.
-
Muốn có một ngôi nhà ta phải cần đến ai?
-
Cô gợi hỏi cô trẻ trả lời: Thợ mộc, thợ xây, kiến trúc sư, kĩ sư
-
Thợ xây làm những công việc gì?
+
Dụng cụ lao động của nghề thợ xây là gì?
-
Thợ mộc làm những công việc gì?
+
Dụng cụ nghề thợ mộc là gì?
-
Kiến trúc sư làm gì?
+
Dụng cụ gì?
-
Kĩ sư làm gì?
+
Dụng cụ là gì?
* Cô tiếp tục treo
tranh vẽ về các nghề cho trẻ quan sát và gợi hỏi cho trẻ trả lời.
-
Cô đưa bức tranh vẽ nghề xây dựng và hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì đây?( tranh vẽ về
nghành xây dựng)
-
Trong tranh các chú công nhân đâng làm gì?
-
Sản phẩm các chú thợ xây xây xong là gì? ( nhà, biệt thự, trường học......)
-
Tương tự với tranh vẽ thợ mộc, kiến trúc sư, kĩ sư..........cô đạt câu hỏi và
trẻ trả lời.
* Hoạt động 2:
-
Cô cho trẻ so sánh giống nhau và khác nhau giữ nghề thợ mộc và nghề xây dựng
+ Giống nhau: Đều thuộc nhóm nghề xây dựng
+ Khác nhau: Dụng cụ lao động của mỗi nghề có
công cụ khác nhau để tạo ra sản phẩm
*Hoạt
động 3: Trò chơi “thi xem ai nhanh”
+ Cô chuẩn bị một số dụng cụ các nghề và vòng thể dục
+LC : không được chạm vào vòng.
+ Cách chơi : chia làm 2 đội chơi 2 đội sẽ thi đua bật
lên qua các vòng thể dục lên lấy dụng cụ theo yêu cầu của cô. Đội nào lấy được
nhiều dụng cụ theo yêu cầu là dội giành chiến thắng.
]Trò
chơi: Truyền tin
-
Chia lớp 2 đội và cô có 2 tranh nói về nghề một bạn chạy lên xem tranh nói về
nghề gì về nói lại cho bạn mình nghe bạn nói cho bạn tiếp theo cho đến hết bạn
cuối cùng chạy lên nói với cô xem nghề gì. Khi nói các con phải nói nhỏ không
được nói lớn nếu nói lớn sẽ bị pham vi
-
Cho trẻ chơi
* Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “cháu yêu cô thợ dệt
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
-
Tình
trạng sức khỏe ............................................................................
-
Trạng
thái cảm xúc .............................................................................
-
Kiến
thức, kĩ năng ...............................................................................
Ý kiến đề xuất :.....................................................................................
Post a Comment