Nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong phạm vi 9

Nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong phạm vi 9 I) Mục đích. * - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong ...

Nhận biết mối quan hệ hơn, kém
về số lượng trong phạm vi 9


I) Mục đích.
*- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong phạm vi 9.
- Trẻ biết tên, đặc điểm của cây chuối.
- Trẻ nhớ tên bài, đọc thuộc bài đồng dao ''Lúa ngô là cô đậu nành''.
*- Phát triển khả năng tư duy, kỹ năng so sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 9.
- Phát  triển khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
*- Trẻ chú ý thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn của cô.
- Chơi trò chơi ngoan, đoàn kết.
- Yêu quý, chăm sóc các loại cây.                                                                                    
II) Chuẩn bị.
- Các nhóm đồ dùng, đồ chơi trong lớp có số lượng là 9, mỗi trẻ 9 bông hoa, 9 quả, thẻ số từ 1- 9.
- Cây chuối gần khu vực trường.

- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.

III) Tiến hành.
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1) Hoạt động học: Toán: ''Nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong phạm vi 9''.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú .
- Cô cùng trẻ hát bài: “Lá xanh”
b) Hoạt động 2: Luyện tập, nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 9.
- Cô cho trẻ tìm quanh lớp xem có nhóm đồ dùng nào có số lượng là 9, cho trẻ đếm kiểm tra, nêu kết quả và giơ thẻ số tương ứng.
- Cô cho trẻ đếm số đồ dùng trên bàn, nêu kết quả và giơ thẻ số tương ứng.
- Cô cho trẻ chơi tạo nhóm theo yêu cầu của cô.
c) Hoạt động 3: ''Nhận biết mối quan hệ hơn, kém về số lượng trong phạm vi 9''.
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi, yêu cầu trẻ xếp số hoa thành 1 hàng.
- Yêu cầu trẻ xếp 8 quả tương ứng 1:1 với số hoa.
- Cho trẻ đếm số quả và số hoa.
- Cho trẻ so sánh số quả và số hoa, nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn và nhiều hơn, ít hơn là mấy?
+Muốn nhóm quả và nhóm hoa bằng nhau thì phải làm thế nào?
+Có bao nhiêu cách?
- Cho trẻ lấy thêm 1 quả để được 9 quả.
- Cho trẻ đếm 2 nhóm, so sánh và nêu kết quả
+Đều bằng mấy?
+Cất 2 quả thì còn mấy quả?
- Cho trẻ so sánh 2 nhóm như thế nào với nhau và vì sao?
+Muốn 2 nhóm bằng nhau thì phải làm như thế nào?
- Cô biến đổi, thêm, bớt để tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm nhiều lần khác nhau để trẻ quan sát, nhận xét và nêu ý kiến.
- Cho trẻ quan sát xem xung quanh có nhóm đồ vật đồ chơi nào có số lượng ít hơn 9.
+Muốn nhóm đồ chơi đó có số lượng là 9 thì phải làm thế nào?
d) Hoạt động 4: Luyện tập.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi:
+''Ai đếm thêm nữa''.
+''Tìm đúng nhà''.
*Kết thúc:cô nhận xét tuyên dương.
2) Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: HĐCMĐ:
        ''Quan sát cây chuối''.
- Cô cho trẻ đi dạo và hát cùng cô bài ''Em yêu cây xanh'' và trò chuyện với trẻ:
+Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+Bài hát nói về điều gì?
+Các con hãy kể tên 1 số cây xanh cho quả mà con biết?
- Cô giới thiệu, cho trẻ quan sát cây chuối và nêu nhận xét:
+Cây gì đây?
+Ai có nhận xét gì về cây chuối?
+Cây có những bộ phận gì?
+Thân cây như thế nào?
+Lá cây ra sao?
+Hoa, quả có đặc điểm gì?
+Cây chuối được trồng để làm gì?
+Tai sao cây chuối này lại thấp còn cây này lại cao?
+Tại sao cây chuối cao hơn lại quả
+Mỗi cây chuối cho quả mấy lần?
+Ăn chuối có chất gì? Trước và sau khi ăn phải làm gì?
+Chúng mình cần làm gì để cây luôn xanh tốt và cho nhiều quả ngọt?
- Cô giáo dục trẻ: yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Cây nào quả ấy”
3) Hoạt động chiều
a) Hoạt động 1: Trò chơi ''Nu na nu nống''.
b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về các loại cây xanh

- Dẫn dắt vào bài đồng dao
- Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo sự liên kết giữa các câu.
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2-3 lần
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời)
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
*) Nêu gương cuối ngày.



- Trẻ hát cùng cô


- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn.






- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn.

- Trẻ đếm.

- Trẻ so sánh và nêu nhận xét.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn.
- Trẻ trả lời

- Trẻ so sánh và nêu nhận xét.


- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn.

 - Trẻ quan sát và trả lời.



- Trẻ chơi trò chơi.


- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.




- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.






- Trẻ giải thích


- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ chơi trò chơi.


- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ đọc đồng dao theo yêu cầu của cô

- Trẻ lắng nghe.


Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 8149397235228331275

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item