MTXQ Nhận biết các bộ phận trên cơ thể lớp 3 tuổi
MTXQ Nhận biết các bộ phận trên cơ thể lớp 3 tuổi I. Hoạt động đón trẻ: 1.Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đú...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/mtxq-nhan-biet-cac-bo-phan-tren-co-lop-3-tuoi.html
MTXQ Nhận biết các bộ phận trên cơ thể lớp 3 tuổi
I. Hoạt động đón trẻ:
1.Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp và
hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Cho trẻ chơi với bạn, chơi theo
nhóm.
2. Thể dục sáng:
- Cô cho trẻ tập bài tập thể dục buổi sáng
Động tác hô hấp: Tay
giang ngang (Hít vào) gập tay trước ngực (Thở ra).
Động tác tay: Tay
lần lượt đưa lên cao, hạ xuống theo điệu nhạc.
Động tác chân: Dậm
chân tại chổ theo nhạc, tay vung tự nhiên.
Động tác lườn: Tay
đưa lên cao, nghiêng người sang trái, sang phải.
Động tác bật: Nhảy
tách chân khép chân, tay vỗ theo nhạc.
Động tác điều hòa:
Tay đưa lên cao, từ từ hạ xuống (Thả lỏng) bắt chéo cánh tay, từ từ đưa lên cao
(Tập 3 lần). thả lỏng vẫy nhẹ tay, chân.
II. Hoạt động ngoài trời:
-Chơi vận động: Chuyền bóng..
-Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
-Chơi với cát, nước, cho nhặt lá cây xếp hình bạn bằng lá cây. Làm đồ
chơi bằng lá cây.
III. Hoạt động chủ đích
MTXQ Nhận biết
các bộ phận trên cơ thể.
1 Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ
biết được các bộ phận trên cơ thể trẻ: đầu, mình, chân, tay và tác dụng của
chúng.
- Kĩ năng: Trẻ nói
rõ ràng được các bộ phận trên cơ thể.
- Thái độ: Giáo dục
trẻ biết vâng lời cô và biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
2 Chuẩn bị:
-
Tranh về
các bộ phận trên cơ thể.
-
Một số
hình về chân dung các bạn đã cát rời để trẻ chơi trò chơi.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động ổn định
- Cho trẻ đọc
thơ: “ Bé ơi ”.
- Đàm thoại về bài thơ:
+ Bài thơ nói về bộ phận nào trên cơ thể của con?
Vậy để tìm hiểu kĩ hơn về cơ thể của mình hôm nay cô
và các con cùng nhận biết một số bộ phận trên cơ thể nhae
* bẻ biết gì
về cơ thể mình:
+ Con đang học chủ điểm gì?
+ Nói về bản thân của mình?
- Cô có bức tranh bạn trai hay bạn gái.
- Trên cơ thể của con gồm có 3 phần ( đầu, mình,
chân).
- Trên đầu gồm có những bộ phần nào?( mắt, mũi,
miệng, tai).
+ Mắt để làm gì?
+ Mũi để làm gì?
+ Miệng để làm gì?
+ Nghe được nhờ cái gì?
- Cô đưa tranh bàn tay ra và hỏi tranh gì đây? Tay
dùng để làm gì?
- Con có mấy tay? Cho trẻ đọc: bàn tay, khuỷu
tay,...
- Con đi bằng gì? Bằng chân.
* chúng mình cùng
tập thể dục nhé
- Cho trẻ vận động: Ồ sao bé không lắc.
*chúng mình cùng
chơi nhé:
- Cho cả lớp chơi trò chơi: “ Thi xem ai nói nhanh
”.
+ Trẻ nói theo yêu cầu của cô. ( Ví dụ: cái gì để
nhìn ( mắt), cái gì để ngửi ( mũi)....)
- Cô cho trẻ chơi 4 -5 lần.
- Kết thúc:
|
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ vận động
- Trẻ chơi
|
IV. Hoạt động góc
- Góc phân vai: Bác sĩ, mẹ con
- Góc tạo hình: tô,
vẽ, nặn
- Góc học tập: Xem
tranh chủ đề
- Góc âm nhạc: Hát
múa những bài hát chủ đề bản thân
V. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa. Vệ sinh ăn xế
- vệ sinh ăn trưa
- Động viên trẻ ăn hết phần của mình.
- Vệ sinh ngủ trưa.
VI. Hoạt động chiều
Nội Dung
|
Mục Đích
|
Chuẩn Bị
|
Phương Pháp Hướng Dẫn
|
1/ Ôn Cũ
nhận biết các bộ
phận cơ thể
|
- Trẻ củng cố lại
kiến thức.
|
- Đọc bài
thơ" Bé ơi"
- Chơi trò chơi
"Làm theo tôi nói chứ đừng làm theo tôi làm"
cô nói lên các bộ
phận để trẻ chỉ đứng
|
|
2/ Làm quen mới:
âm nhạc
|
Trẻ chuẩn bị tâm
thế để học bài mới.
|
- Bài hát
tóm được rồi
|
- Cô cho xem
tranh.
cho trẻ chỉ và nói
các bộ phận trên cơ thể mình
|
3/TCVĐ
truyền bóng
|
- Trẻ chơi đúng
luật và cách chơi.
|
bóng
|
- Cô chia nhóm cho trẻ chơi
- Với hình thức thi giữa các nhóm.
|
4/ Nêu gương
|
Trẻ biết được
trong ngày trẻ có giỏi không, có ngoan không
|
Cờ để cắm vào bảng
bé ngoan
|
Cho trẻ đọc bài
thơ “bé được cắm cờ” mời tổ trưởng đứng lên nhận xét các bạn trong tổ sau đó
mời lớp trưởng nhận xét các bạn trong lớp, cuối cùng cô nhận xét chung cả
lớp.
Cho trẻ lần lượt
lên cắm cờ.
|
VII. Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment