LQVT NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT TAY PHẢI TAY TRÁI Lớp 3 tuổi
LQVT NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT TAY PHẢI TAY TRÁI Lớp 3 tuổi I. Hoạt động đón trẻ: 1.Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp và hướng dẫn trẻ cất đồ dù...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/lqvt-nhan-biet-phan-biet-tay-phai-tay-trai-lop-3-tuoi.html
LQVT NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT TAY PHẢI TAY TRÁI Lớp 3 tuổi
I. Hoạt động đón trẻ:
1.Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp và
hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Cho trẻ chơi với bạn, chơi theo
nhóm.
2. Thể dục sáng:
- Cô cho trẻ tập bài tập thể dục buổi sáng
Động tác hô hấp: Tay
giang ngang (Hít vào) gập tay trước ngực (Thở ra).
Động tác tay: Tay
lần lượt đưa lên cao, hạ xuống theo điệu nhạc.
Động tác chân: Dậm
chân tại chổ theo nhạc, tay vung tự nhiên.
Động tác lườn: Tay
đưa lên cao, nghiêng người sang trái, sang phải.
Động tác bật: Nhảy
tách chân khép chân, tay vỗ theo nhạc.
Động tác điều hòa:
Tay đưa lên cao, từ từ hạ xuống (Thả lỏng) bắt chéo cánh tay, từ từ đưa lên cao
(Tập 3 lần). thả lỏng vẫy nhẹ tay, chân.
II. Hoạt động ngoài trời:
- Trò chuyện về chủ đề chủ điển
- Chơi vận động: Chuyền bóng..
- Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
- Chơi với cát, nước, cho nhặt lá cây xếp hình bạn bằng lá cây. Làm đồ
chơi bằng lá cây.
III. Hoạt động chủ đích
LQVT: NHẬN BIẾT,
PHÂN BIỆT TAY PHẢI TAY TRÁI
1 Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:Trẻ nhận
biết, phân biệt được tay phải, tay trái.
- Kĩ năng: Trẻ biết
tác dụng của 2 tay.
- Thái độ: Giáo dục
trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, tay chân luôn sạch sẽ.
2 Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động ổn định
-
Cho cả
lớp hát: “ Em tập nói ”.
-
Đàm
thoại với trẻ về bài hát đó.
+ Các con vừa hát bài hát gì vậy?
+ Trong bài hát em bé đã đi giỏi chưa?
+ Ở nhà các con có em bé không?
+ Khi được ở nhà các con làm gì giúp cho
em bé?
-
Hôm
nay, cô sẽ hướng dẫn cho các con dạy em bé làm vệ sinh nhé.
* Nhận biết, phân biệt
-
Cô và
trẻ làm những động tác mô phỏng những công việc hằng ngày.
* Đánh răng: tay phải cầm gì?
Cầm bàn chải.
tay trái
cầm gì? Cầm ly nước.
* Khi ăn: tay nào cầm muỗng? tay phải.
tay nào cầm
chén? tay trái.
* Giặt khăn: tay trái cầm khăn.
tay phải vò
khăn.
* Khi vẽ: tay phải cầm bút.
tay trái giữ
giấy.
-
Các
con đã biết đâu là tay phải, đâu là tay trái rồi. Bây giờ lớp mình sẽ thi xem
ai nhanh nhé!
* Trò
chơi: “ thi ai nhanh”
-
Cô nói
tay nào thì các con cầm đồ chơi và giơ lên nhé!
-
Cô cho
trẻ chơi 4 – 5 lần.
-
Cô yêu
cầu trò chơi cao hơn: khi cô nói nhỏ thì các con cầm đồ chơi nhỏ giơ lên, khi
cô nói to thì các con cầm đồ chơi to giơ lên. Và đồ chơi to thì các con cầm ở
tay phải, còn đồ chơi nhỏ các con cầm ở tay trái.
*
Kết thúc.
|
- trê hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
|
IV. Hoạt động góc
- Góc phân vai: Bác sĩ, mẹ con
- Góc tạo hình: tô,
vẽ, nặn
- Góc học tập: Xem
tranh chủ đề
- Góc âm nhạc: Hát
múa những bài hát chủ đề bản thân
V. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa.
- vệ sinh ăn trưa
- Động viên trẻ ăn hết phần của mình.
- Vệ sinh ngủ trưa.
VI. Hoạt động chiều
Nội Dung
|
Mục Đích
|
Chuẩn Bị
|
Phương Pháp Hướng Dẫn
|
1/ Ôn Cũ
nhận biết bên
phải, bên trái.
|
- Trẻ củng cố lại
kiến thức.
|
: - Hướng
dẫn trẻ mặc áo: Hôm nay các con thấy có gì mới lạ không? Thế thì các con có
thích đi chợ cùng cô để mua cho mình một chiếc áo nhé!
- Cô và trẻ vừa đi vừa đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán ” - Kết thúc bài đồng dao các con chuyển về đứng thành vòng tròn - Cô hướng dẫn trẻ mắc áo và cài cúc áo: Các con mặc áo vào, chỉnh sửa cổ áo sau đó các con đứng thẳng và cầm lấy 2 vạt áo sao cho bằng nhau, tiếp đến tìm cúc ở vị trí cao nhất, tìm lỗ khuyết cao nhất, các con cầm cúc bằng ngón tay phải, dùng ngón tay trái cầm lỗ khuyết và nhẹ nhàng đẩy cúc qua lỗ khuyết. - Các con cài cúc từ trên xuống dưới, cài xong nhớ chỉnh sửa áo cho cúc và khuy thẳng hàng, không bỏ sót cúc nào cả. - Cho 2 trẻ thi đua nhau để cài cúc áo cho búp bê - Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, không chơi phá văn vo ở cúc, xéc áo quần khi không cần mở |
|
2/ Làm quen KT MỚI
KPKH
|
Trẻ chuẩn bị tâm
thế để học bài mới.
|
- Tranh về các bộ
phận trên cơ thể
|
- Cô cho xem
tranh.
cho trẻ chỉ và nói
các bộ phận trên cơ thể mình
|
3/TCVĐ
truyền bóng
|
- Trẻ chơi đúng
luật và cách chơi.
|
bóng
|
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng.Cho trẻ
đứng thành vòng tròn.(nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng
tròn).Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng.Khi giáo viên hô “bắt
đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên
cạnh,lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Khi trẻ đã chơi
thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau,
nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc
|
4/ Nêu gương
|
Trẻ biết được
trong ngày trẻ có giỏi không, có ngoan không
|
Cờ để cắm vào bảng
bé ngoan
|
Cho trẻ đọc bài
thơ “bé được cắm cờ” mời tổ trưởng đứng lên nhận xét các bạn trong tổ sau đó
mời lớp trưởng nhận xét các bạn trong lớp, cuối cùng cô nhận xét chung cả
lớp.
Cho trẻ lần lượt
lên cắm cờ.
|
VII. Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment