LQVT: Thêm bớt, chia nhóm có 7 đối tượng ra thành 2 phần
LQVT: Thêm bớt, chia nhóm có 7 đối tượng ra thành 2 phần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Củng cố đếm đến 7, nhận biết chữ số 7. – Trẻ biết th...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/lqvt-them-bot-chia-nhom-co-7-doi-tuong-ra-thanh-2-phan.html
LQVT: Thêm bớt, chia nhóm có 7
đối tượng ra thành 2 phần
đối tượng ra thành 2 phần
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Củng cố đếm đến 7, nhận biết chữ số 7.
–
Trẻ biết thêm bớt, chia nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 7 thành 2 phần bằng
nhiều cách khác nhau (1-6; 2-5; 3-4) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi lại với
nhau có số lượng 7. Biết diễn đạt kết quả của mình.
-
Biết yêu quý và quý trọng người lao động và thành quả lao động.
II.
CHUẨN BỊ
*
Địa điểm:
-
Cho trẻ ngồi dưới chiếu theo hình chữ u ở trong lớp.
*
Đồ dùng của cô:
-
Hình ảnh cô thợ may đang may áo.
-
lô tô quần, áo, khăn, thẻ số 1 - 2 - 3 – 4 - 5 - 6 - 7
*
Đồ dùng của trẻ:
–
Mỗi trẻ một rổ có 7 cái áo
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
*
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
-
Biết lớp mình học rất ngoan, rất giỏi, nên hôm nay bác Gấu đen đã tặng cho các
con một món quà đấy, hãy cùng cô khám phá xem món quà đó là gì nhé!
-
Cô mở hộp quà ra, hỏi trẻ:
-
Đây là gì? (1 bức tranh)
-
Đây là tranh về ai? (Cô thợ may đang may áo)
-
Cô thợ dệt may ra những chiếc áo này để làm gì ?
Hoạt động 2: Ôn đếm đến 7, nhận biết số7.
-
Với đôi bàn tay khéo léo của mình, các cô thợ may đã may được rất nhiều
quần áo đẹp.
- Cho
trẻ đi tham quan gian hàng quần áo của cô thợ may.
-
Ở gian hàng các con nhìn thấy gì?
-
Có bao nhiêu cái áo? (Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng)
-
Có bao nhiêu cái quần? (Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng)
-
Số váy là bao nhiêu? (Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng)
+
Cho trẻ lên tìm nhóm đồ vật có số lượng 7 trong lớp.
* Hoạt động 3: Chia số lượng 7 thành 2 phân
bằng nhiều cách.
+
Chia tách mẫu:
-
Các con hãy hướng lên bảng xem cô có tất cả bao nhiêu cái áo?. Từ 7 cái áo cô
tách thành 2 phân bằng cách sau:
-
Cô tách một phần có 1 cái áo, 1 phần có 6 cái áo (cho trẻ đếm từng phần).
-
Gộp hai phần (1 cái áo và 6 cái áo) lại với nhau ta được tất cả mấy cái áo ?
(trẻ đếm).
-
Cô vừa tách nhóm có 7 cái áo thành 2 phần theo cách ( tách 1 và 6). Cô cũng gộp
2 phần nhỏ vừa tách thành nhóm có 7 cái áo ( gộp 1 và 6 ).
- Ngoài
cách tách cô vừa tách còn có cách tách 2 và 5; 3 và 4.
*
Trẻ thực hiện:
+ Chia tách theo ý thích
-
Phát rổ có chứa áo và thẻ số cho trẻ.
-
Cô đã chuẩn bị cho các con những chiếc áo rất đẹp để các con tách số áo theo ý
thích của mình. Các con hãy xếp hết số áo trong rổ của mình ra nào?
-
Cô hỏi trẻ đếm số lượng áo vừa xếp (7 cái áo).
-
Bây giờ các con hãy tách 7 cái áo thành 2 phần theo ý thích.
-
Trẻ tách, cô đến hỏi một số trẻ về cách tách của mình.
-
Cô kiểm tra và hỏi kết quả trẻ tách
-
Cô củng cố: Các con đã tách 7 cái áo thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau
(tách 1 và 6; tách 2 và 5;3 và 4).
-
Các con hãy gộp 2 nhóm lại với nhau xem thế nào ? (gộp 2 nhóm lại thì lại được 7
cái áo).
+ Chia tách theo yêu cầu:
-
Bây giờ các con giúp cô tách số áo thành 2 phần theo yêu cầu của cô. (trẻ thực
hiện trước cô củng cố sau).
-
Tách nhóm, tách nhóm !
-
Các con tách một phần có 1 cái áo, phần còn lại còn mấy cái áo?
-
Nếu gộp lại thì được mấy cái áo?
-
Tách nhóm, tách nhóm !
-
Tách 1 phần có 2 cái áo, 1 phần có 5 cái áo
-
Gộp 2 phần lại được mấy cái áo?
-
Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.
-
Vừa rồi các con chia theo các cách khác nhau. Bây giờ các con hãy tập trung suy
nghĩ thật nhanh để trả lời câu hỏi của cô nhé!
-
Câu hỏi 1: Có mấy cách tách nhóm 7 cái áo thành 2 phần?
-
Câu hỏi 2: Có mấy cách gộp 2 phần thành nhóm có 7 cái áo?
-
(Cô đưa ra từng câu hỏi, yêu cầu trẻ suy nghĩ và trả lời, cô nhận xét kết quả
và khuyến khích động viên trẻ).
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trò chơi 1: Thử tài của bé
- Cô phát cho mỗi trẻ một tranh vẽ
7 cái váy, yêu cầu trẻ tách gộp bằng cách khoanh tròn số lượng cái váy thành 2
nhóm và ghi kết quả của 2 nhóm vào 2 ô vuông, và ghi tổng số 2 nhóm vào ô tròn.
- Cô hướng dẫn trẻ bằng tranh của
cô.
- Trẻ thực hiện và cô quan sát ,
nhận xét trẻ.
* Trò chơi 2: Kết nhóm
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành
vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt ”.Khi nghe thấy hiệu lệnh “
Kết nhóm ”,Trẻ sẽ nói “ Nhóm mấy ”,Cô nói nhóm có 7 bạn.Khi trẻ tạo được nhóm
có 6 bạn rồi thì cô hô tiếp “ Chia rẽ” thì trẻ sẽ tách nhóm theo ý thích, có
thể nhóm có 1 bạn hoặc nhóm có 6 bạn, nhóm có 2 bạn và nhóm có 5 bạn…và tiếp
tục cô hô “ Kết nhóm ” thì từ các nhóm nhỏ trẻ gộp lại thành một nhóm có số
lượng là 7.
- Cô đi kiểm tra và nhận xét trẻ.
- Luật chơi: Nếu trẻ nào tách nhóm
chậm hoặc không biết tạo nhóm sẽ phải ra ngoài một lượt chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát
và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét,
tuyên dương động viên trẻ.
* Kết thúc:
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Vẽ tự do trên sân trường
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít
thở không khí trong lành
- Cho trẻ đi dạo 1 vòng
- Cùng trò chuyện về các nghề dịch
vụ: (May mặc, làm đầu, cắt tóc, bán hàng,...)
+ Sản phẩm của nghề may là gì?
+ Dụng cụ của nghề cắt tóc, làm đầu
là gì?
+ Hình dáng ra sao?
+ Hôm nay con thích vẽ gì?
+ Sản phẩm/ Dụng cụ đó có những
phần nào?...
* Giáo dục trẻ: Quý trọng những sản
phẩm của người lao động.
b. TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
c. Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận
xét tuyên dương.
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Làm quen chuyện "Ba điều
ước"
- Cô giới thiệu tên câu chuyện “ Ba điều
ước”
-
Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần
-
Cô cho trẻ đọc theo cô 2 – 3 lần
-
Luyện cho trẻ đọc thuộc bài thơ
-
Cô bao quát, sửa sai, khen trẻ
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment