PTTC NÉM XA BẰNG 1 TAY, THI AI KHỎE
PTTC: NÉM XA BẰNG 1 TAY, THI AI KHỎE I. Hoạt động đón trẻ: 1.Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui đị...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/pttc-nem-xa-bang-1-tay-thi-ai-khoe.html
PTTC: NÉM XA BẰNG 1 TAY, THI AI KHỎE
I. Hoạt động đón trẻ:
1.Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp và
hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Cho trẻ chơi với bạn, chơi theo
nhóm.
2. Thể dục sáng:
- Cô cho trẻ tập bài tập thể dục buổi sáng
Động tác hô hấp: Tay
giang ngang (Hít vào) gập tay trước ngực (Thở ra).
Động tác tay: Tay
lần lượt đưa lên cao, hạ xuống theo điệu nhạc.
Động tác chân: Dậm
chân tại chổ theo nhạc, tay vung tự nhiên.
Động tác lườn: Tay
đưa lên cao, nghiêng người sang trái, sang phải.
Động tác bật: Nhảy
tách chân khép chân, tay vỗ theo nhạc.
Động tác điều hòa:
Tay đưa lên cao, từ từ hạ xuống (Thả lỏng) bắt chéo cánh tay, từ từ đưa lên cao
(Tập 3 lần). thả lỏng vẫy nhẹ tay, chân.
II. Hoạt động ngoài trời:
Nội dung
|
Yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Phương pháp thực hiện
|
Quan sát thiên
nhiên, bầu trời, thời tiết trong ngày
|
- Trẻ biết thời
tiết trong ngày nắng hay mưa.
- Biết trường lớp
của mình có những gì, trong sân trường có gì.
- Biết một số đặc
điểm cuả cơ thể.
|
- Tranh ảnh về bản
thân
|
- Cô cho trẻ quan
sát bầu trời: Các con nhìn thấy bầu trời hôm nay như thế nào? Vì sao con
biết, các con hãy nhìn lên cành cây và có nhận xét gì, vì sao cành cây lại
đong đưa.
- Cô cho trẻ quan
sát sân trường.
+ Sân trường mình
có những gì?
+ Sân trường mình
trồng những cây gì? Trồng để làm gì?
- Cô cho trẻ quan
sát bạn trai và bạn gái:
+ Ai có thể kể tên
một số bạn gái trong lớp nào?
- Ai biết cơ thể
mình có những bộ phận già nào?
|
Làm quen kiến thức
mới: PTTC ném xa
|
- Trẻ biết mỗi bộ
phận trên cơ thể đều có tác dụng rất quan trọng.
|
túi cát
vạch kẻ
|
- Cô thấy thời
tiết hôm nay rất nắng nên cô đa chuẩn bị cho các con những túi cát để các con
cùng thi xem ai ném xa nhất nhé
|
Trò chơi vận động:
chuyền bóng
|
Trẻ biết chơi cùng
bạn đúng luật chơi, cách chơi.
|
bóng
|
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng.Cho trẻ
đứng thành vòng tròn.Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi giáo
viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho
bạn bên cạnh,lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Khi trẻ đã chơi
thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau,
nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
|
Trò chơi dân gian: chi chi chành chành
|
Trẻ biết chơi cùng nhau, củng cố phía phải trái, giữa, cạnh,..
|
cô ngồi, xoè bàn
tay ra, trẻ đứng xung quanh cô và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay cô,
tất cả đồng thanh đọc bài ca dao "chi chi chành chành"
- Khi đọc đến “ập”, cô nắm chặt bàn tay
lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.
- Nếu không bắt được tay trẻ nào, cô và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô. - Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất kì. Khi trẻ chạm tay xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chóng hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi. - Khi cô ra hiệu lệnh cho cả nhóm chạy xong, cô thả tay cho trẻ bị bắt chạy đuổi theo bắt các bạn. Nếu trẻ nào chạy chậm bị bạn chạm vào vai coi như bị bắt phải thay chỗ cho bạn.Trò chơi tiếp tục. |
|
Chơi tự do
|
Trẻ thích chơi và
chơi cùng bạn, không dành đồ chơi với nhau
|
Cô cho trẻ chơi
theo nhóm;
- Nhóm chơi với cát nước.
- Nhóm chơi chong
chóng .
- Nhóm chơi với
bóng bay.
- Nhóm vẽ về trăng
xuống sân
|
III. Hoạt động có chủ đích:
PTTC: NÉM XA BẰNG 1
TAY, THI AI KHỎE
1. Mục đích yêu cầu
-
Kiến thúc: Trẻ biết ném xa bằng 1 tay
- Kĩ năng: Biết dùng sức của tay và vai để ném được xa
- Thái độ: Trẻ biết nghe lời cô, đoàn kết với bạn bè. Trẻ hứng thú với nội dung bài học, hứng thú với trò chơi. Biết đoàn kết với bạn bè
2. Chuẩn bị
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
- Nhạc bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu”
- Phòng lớp sạch sẽ, gọn gàng
- Sắc sô, 8 túi cát, rổ đựng túi cát
3. Cách tiến hành
- Kĩ năng: Biết dùng sức của tay và vai để ném được xa
- Thái độ: Trẻ biết nghe lời cô, đoàn kết với bạn bè. Trẻ hứng thú với nội dung bài học, hứng thú với trò chơi. Biết đoàn kết với bạn bè
2. Chuẩn bị
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
- Nhạc bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu”
- Phòng lớp sạch sẽ, gọn gàng
- Sắc sô, 8 túi cát, rổ đựng túi cát
3. Cách tiến hành
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
1.
Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Làm theo yêu cầu của cô (Khi cô nói các giác quan trên cơ thể . Trẻ chỉ và nói tên các giác quan đó) - Trẻ làm cùng cô 2. Nội dung A. khởi động - Các con có biết sắp tới trường mình tổ chức hội thi: “ bé khỏe, bé khéo”, chúng mình có thích tham gia không? - Vậy hôm nay lớp D1 tổ chức hội thi bé khỏe bé khéo để chọn ra những vận động viên suất sắc nhất đi tham gia hội thi của trường nhé. Nào bây giờ cô cùng các con làm đoàn tàu đi đến hội thi nào. (Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi thường-> đi kiễng chân-> đi gót chân-> đi dậm chân -> chạy chậm->chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm->về hai hàng ngang để tập bài bài tập phát triển chung. (bài tập khởi động cho trẻ tập cùng nhạc bài hát đoàn tàu nhỏ xíu, trẻ vừa tập vừa hát) B. Trọng động
Bài
tập phát triển chung
Xin chào mừng các đội chơi đã đến với hội thi “Bé khỏe, bé khéo” Trước tiên, xin mời các vận động viên chúng ta cùng tham gia tập “Màn đồng diễn thể dục” * Động tác tay : tay thay nhau quay dọc thân - TTCB (tư thế cân bằng): đứng chân rộng bằng vai, tay để dọc thân - N1: đưa tay phải lên cao tay trái đưa ra sau - N2: đổi tay - N3: như N1 - N4: về TTCB * Động tác chân: ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục - TTCB: đứng thẳng tay thả xuôi - N1: đưa hai tay ra ngang lòng bàn tay ngửa - N2: ngồi xổm, thẳng lưng, tay đưa ra phía trước( lòng bàn tay sấp) - N3: như N1 - N4: về TTCB * Động tác bụng : đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân - TTCB: đứng thẳng tay thả xuôi - N1: bước chân trái sang một bước tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau - N2: cúi gập người về phía trước chân thẳng tay chạm ngón chân - N3: như N1 - N4: về TTCB * Động tác bật : bật chân trước, chân sau - TTCB: đứng thẳng chân thả xuôi 2.2. Vận động cơ bản Vừa rồi các con đã trình diễn màn đồng diễn thể dục rất đều và đẹp rồi đấy... Các con đã sẵn sàng bước vào các phần thi chưa? - Bây giờ xin mời các con hãy cùng đến với phần thi thứ nhất có tên là “Ném xa ” - Để làm tốt phần thi này các con hãy chú ý cô làm mẫu nhé * Cô làm mẫu - Lần 1: không giải thích - Lần 2: (cô vừa làm vừa giải thích) + Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch xuất phát và cúi xuống nhặt bao cát. + Khi có hiệu lệnh cô đưa bao cát từ lên trước, ra sau rồi lên cao người hơi ngã về sau, dùng sức ném thật mạnh về phía trước, ném xong cô nhặt bao cát bỏ vào rổ rồi về cuối hàng đứng.
-
Lần 3: gọi 1 trẻ lên làm mẫu. cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.
*
Trẻ thực hiện
-
Lần 1 cô cho từng trẻ thực hiện. Cô quan sát sửa sai, khuyến khích động viện
trẻ.
-
Lần 2 cho những trẻ chưa thực hiện được lên làm lại.
-
Lần 3: Tổ chức cho trẻ thực hiện theo
hình thức thi ai ném xa hơn.
*
Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhành
3.
Kết thúc.
Cô
nhận xét tuyên dương trẻ.
|
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tập
- Quan sát
- Chú ý quan sát
- Trẻ làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua với
nhau
|
IV. Hoạt động góc:
Tên góc
|
MĐ - YC
|
Chuẩn bị
|
Phương pháp thực hiện
|
Góc xây dựng: Xây công viên
|
- Trẻ biết vị trí góc chơi của mình, biết ghép một
số nguyên vật liệu có sẵn để tạo thành mô hình công viên của bé.
|
- Gạch, nhà, thảm cỏ, cây cảnh,...
|
* Thoả thuận:
Hát: Nắng sớm.
Cô cho trẻ xem mô hình công viên và gợi ý cho
trẻ chơi xây nhà của bế
Trò chuyện và gợi ý trẻ kể về công viên có
những gì?
Ở nhà các con thấy có những gì?
( ngôi nhà, đồ chơi, sân, hàng rào…)
Để xây nhà phải có ai? ( bác tổ trưởng, bác
tài xế và các bác công nhân)
Công việc của các bác là gì?
Tí nữa cáo con sẽ về góc chơi nhé
- Cô mời 5 – 6 trẻ về góc chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô bao quát lớp, nhắc trẻ về hành vi chơi.
- Cô chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi.
* Nhận xét:
- Cô cho trẻ đứng xung quanh mô hình trẻ đã xây. Cô
mời tổ trưởng giới thiệu về công trình.
|
Góc phân vai: Cô giáo, mẹ con, bác sĩ.
|
- Biết công việc của cô.
- Trẻ tái tạo lại hình ảnh của cô qua vai chơi.
|
Góc chơi
|
* Thoả thuận:
- Khi các bác công nhân xây dựng đi làm thì con
các bác sẽ gửi ở đâu? (lớp học)
Ở lớp học có ai? ( cô giáo và các bạn)
Công việc của cô giáo là gì?
Các em học sinh phải như thế nào?
- Các bạn nhỏ đi học có vui không?
Vậy các con đi học ngoan chiều sẽ được bố mẹ
đón về nhà. Khi về các con phải như thế nào?( chào ông bà, bố mẹ)
Các con có biết công việc của bố mẹ là gì không?( nấu cơm, chăm sóc con
cái)
Còn các con phải như thế nào? Giúp đỡ bố mẹ
những công việc nhỏ)
Vậy hôm nay các con có thích chơi trò chơi gia
đình không?
-
Khi các em bé bị mệt yhì phải làm sao?
-
Ở bbệnh viện có ai?
-
Công việc của Bác sĩ là gì?
-
Cô Y tá làm gì?
Bác sĩ và y tá
phải tận tình chăm sóc bệnh nhân nhé.
* Quá trình chơi:
- Cô bao quát lớp, nhập vai chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi.
* Nhận xét:
- Cô đến góc chơi nhận xẽt cách nhập vai của trẻ.
|
Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát về chủ đề
|
- phát triển thêm năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
|
Dụng cụ âm nhạc, băng đĩa nhạc.
|
* Thoả thuận:
- Cô mời 3 – 4 trẻ về góc chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô bao quát lớp, chơi cùng trẻ.
* Nhận xét:
- Cô đến góc chơi nhận xét.
|
Góc thư viện: Xem tranh ảnh chủ đề
|
- Trẻ biết thêm về các hoạt động ở chủ đề qua tranh ảnh.
|
Một số tranh ảnh về chủ đề
|
* Thoả thuận:
- Ở góc thư viện có rất nhiều tranh ảnh về chủ đề bản thân, vậy ai muốn
chơi ở góc thư viện để khám phá xem những bức tranh đó nói gì nào?
- Cô mời 3 trẻ về góc chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô bao quát lớp, chơi cùng trẻ.
* Nhận xét:
- Cô đến góc chơi nhận xét.
|
Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh
|
- Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây là việc tốt nên làm.
|
- Một số cây cảnh.
|
* Thoả thuận
- Ai muốn chơi ở góc thiên nhiên để giúp cô chăm sóc
cây cảnh để cho sân trường thêm đẹp?
* Quá trình chơi:
- Cô bao quát lớp, chơi cùng trẻ.
* Nhận xét:
- Cô đến góc chơi nhận xét.
|
V. Vệ sinh ăn trưa,
ngủ trưa. Vệ sinh ăn xế
- vệ sinh ăn trưa
- Động viên trẻ ăn hết phần của mình.
- Vệ sinh ngủ trưa.
VI. Hoạt động chiều
Nội Dung
|
Mục Đích
|
Chuẩn Bị
|
Phương Pháp Hướng Dẫn
|
1. Ôn Cũ
GDTC:
|
- Trẻ củng cố lại
kiến thức.
|
- Cô mời những trẻ
buổi sáng chưa thực hiện tốt lên thi đua với nhau xem ai đập bắt bóng giỏi
nhất.
|
|
2. Làm quen KT MỚI
KPKH
|
Trẻ chuẩn bị tâm
thế để học bài mới.
|
- Tranh về bạn
trai, bạn gái.
|
- Cô cho trẻ hát
bài ồ sao bé không lắc
- Các con vừa hát
bài hát có nội dung gì?
- Cô mời từng trẻ
đứng dậy giới thiệu các bộ phận trên cơ thể
|
3.TCHT: giúp cô chuyền
bóng
|
- Trẻ chơi đúng
luật và cách chơi.
|
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng.Cho trẻ
đứng thành vòng tròn.(nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng
tròn).Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng.Khi giáo viên hô “bắt
đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên
cạnh,lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Khi trẻ đã chơi
thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau,
nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
|
|
4. TCDG.
chi chi chành chành
|
- Nhanh nhẹn, khéo léo.
|
lớp học sạch sẽ thoáng mát
|
Cô ngồi, xoè bàn
tay ra, trẻ đứng xung quanh cô và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay cô,
tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi - chi - chành - chành”. Khi đọc
đến “ập”, cô nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình
ra, nếu không sẽ bị bắt lại.
- Nếu không bắt được tay trẻ nào, cô và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô. - Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất,hoặc một người nào đó. Khi trẻ chạm tay xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chóng hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi. - Khi cô ra hiệu lệnh cho cả nhóm chạy xong, cô thả tay cho trẻ bị bắt chạy đuổi theo bắt các bạn. Nếu trẻ nào chạy chậm bị bạn chạm vào vai coi như bị bắt phải thay chỗ cho bạn.Trò chơi tiếp tục. |
5. Nêu gương
|
Trẻ biết được
trong ngày trẻ có giỏi không, có ngoan không
|
Cờ để cắm vào bảng
bé ngoan
|
Cho trẻ đọc bài
thơ “bé được cắm cờ” mời tổ trưởng đứng lên nhận xét các bạn trong tổ sau đó
mời lớp trưởng nhận xét các bạn trong lớp, cuối cùng cô nhận xét chung cả
lớp.
Cho trẻ lần lượt
lên cắm cờ.
|
VII. Đánh giá cuối ngày:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Post a Comment