KPKH:Trò chuyện về ngôi nhà của bé, Quan sát và làm quen với các kiểu nhà
KPKH:Trò chuyện về ngôi nhà của bé, Quan sát và làm quen với các kiểu nhà I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức - Biết một số kiểu nhà (nh...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/kpkh-tro-chuyen-ve-ngoi-nha-cua-be-quan-sat-va-lam-quen-voi-cac-kieu-nha.html
KPKH:Trò
chuyện về ngôi nhà của bé, Quan sát và làm quen với các kiểu nhà
I.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1.
Kiến thức
-
Biết một số kiểu nhà (nhà ngói, nhà tầng, nhà chung cư)
- Biết một số
đặc điểm, các phần chính và các phòng của ngôi nhà, Công dụng của từng phòng đồ
dùng trong các phòng
- Biết ngôi nhà
là nơi gia đình sinh sống và sum họp ngôi nhà rất cần thiết cho mỗi gia đình
- Biết một số
kiểu nhà (nhà ngói, nhà tầng, nhà chung cư)
2.
Kĩ năng:
- Trẻ mạnh dạn,
tự tin
- Có một số kĩ
năng quan sát và trả lời câu hỏi
3.
Thái độ:
- Trẻ biết yêu
quý ngôi nhà của mình, có ý thức giữ gìn bảo vệ ngôi nhà
- Mọi người sống
trong ngôi nhà đều cần quan tâm giúp đỡ nhau khi khó khăn
- Có ý thức
trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
- Mô hình ngôi
nhà lá, nhà tường, nhà 2 tầng
- Thẻ đeo cho
các đội
- Mảnh ghép hình
ngôi nhà.
- Một số phần
quà
III. TIẾN HÀNH
*
Hoạt động 1: Thỏ con thăm lớp
-
Cô
tạo tình huống bạn thỏ con đến thăm lớp và tặng cho lớp một món quà.
*
Hoạt động 2: Khám phá món quà của thỏ con( quan sát và
làm quen với các kiểu nhà)
Cô chia lớp
thành 3 nhóm và tặng cho mỗi nhóm một món quà trong đó có các mô hình các kiểu
nhà khác nhau: Nhà tường, nhà lá, nhà 2 tầng.
- Cho 3 nhóm
thảo luận sau đó mời đại diện các nhóm tả về mô hình nhà của nhóm mình.
+ Mô hình nhà
của nhóm bạn là kiểu nhà gì?
+ Kiểu nhà đó
được làm bằng nguyên vật liệu gì?
+ Kiểu nhà đó có
đặc điểm gì?
- Cô chốt lại
đặc điểm của từng kiểu nhà.
- Mở rộng: Ngoài những kiểu nhà trên ta
còn có những kiểu nhà khác như là nhà cao tầng, khu chung cư,…
- Trò chuyện về
ngôi nhà của bé
+ Ngôi nhà của
bạn ở là kiều nhà gì?
+ Nó có đặc điểm
gì?
+ Bé sống trong
ngôi nhà đó cùng với ai?
+ Những người
thân sống chung một mái nhà thì phải như thế nào?
*
Hoạt động 3: Đến nhà thỏ con
- Nhà thỏ con ở
trong một khu rừng, và để đến được đó, các bạn phải trèo qua những tản đá lớn
và bật qua những con suối rất vất vả cho nên chúng mình sẽ tham quan ngôi nhà
của Thỏ qua những bức ảnh mà bạn Thỏ đã chụp nhé!
*
Phòng khách:
+
Phòng khách bày những đồ dùng gì?
+ Là nơi để làm gì?
*
Phòng ngủ
+Phòng ngủ dùng để làm gì ?
+ Có những đồ dùng gì trong phòng ngủ ?
* Nhà bếp
+ Nhà bếp dùng để làm gì ?
+ Có những đồ dùng
gì trong nhà bếp ?
-
Trò chuyện về các phòng trong ngôi nhà bé.
+ Nhà bé có những
phòng nào?
+ Trong phòng có
những loại đồ dùng gì?
+ Để các phòng
trong ngôi nhà luôn sạch sẽ, ngăn nắp, chúng ta phải làm như thế nào?
*
Giáo dục: biết yêu quý, giữ gìn nhà của mình cũng như trường
lớp sạch đẹp.
*
Hoạt động 4: Cùng thỏ con tham gia trò chơi.
*
Trò chơi: Đội nào nhanh nhất?
- Chia lớp thành
3 đội, mỗi đội sẽ nhận được mảnh rời của ngôi nhà. Mỗi thành viên của đội sẽ
cầm mảnh ghép của ngôi nhà, chạy thật nhanh và ghép vào để có được một ngôi nhà
hoàn chỉnh. Đội nào ghép nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.
Ø Kết thúc:
Nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đọc thơ cho trẻ nghe “Thăm nhà bà”
- Dặn
dò trẻ trước khi ra sân
a.
HĐCCĐ:
- Cô cùng trẻ ngồi thành vòng tròn
- Cô giới thiệu tên bài thơ “Thăm nhà bà”
- Đọc cho trẻ nghe (2-3 lần)
- Hỏi trẻ: Tên bài thơ là gì? Khi
cháu đến thăm nhà bà thì bà có ở nhà
không?Thấy đàn gà chơi ở đâu? Cháu đã làm gì?
* Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, chăm sóc
bà của mình.
b.
TCVĐ: “Gieo hạt”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
c.
Chơi tự do: “
Cầu thang leo, bập bênh”
- Cô quan sát, bảo đảm an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen bài hát “Nhà
của tôi”
-
Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả
-
Hát cho trẻ nghe
-
Cô hát và cho trẻ hát theo cô ( Nhiều lần), Hỏi trẻ:
-
Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
* Chơi kết hợp ở các góc
-
Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
-
Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát
-
Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................