Hoạt động thể dục Đề tài: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng

Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề:  BÉ VÀ CÁC BẠN Hoạt động thể dục Đề tài: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ ...

Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON
Chủ đề:  BÉ VÀ CÁC BẠN
Hoạt động thể dục Đề tài: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng

A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN
I. Đón trẻ - Hoạt động tự chọn.
- Cô mở cửa thông thoáng lớp.
- Niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, học tập của trẻ. Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ.
- Rèn trẻ thói quen tự phục vụ cất đồ dùng vào nơi quy định.
- Cho trẻ chơi đồ chơi của lớp.
II. Điểm danh - Trò chuyện.
         - Cô gọi tên trẻ lần lượt theo sổ theo dõi trẻ.
- Các con có biết hôm nay là thứ mấy không?
- Vậy hôm qua là ngày gì?
- Hai ngày nghỉ ở nhà các con làm được những việc gì giúp bố mẹ? (Cho trẻ kể những công việc mà trẻ đã làm).
- Bạn nào được bố mẹ cho đi chơi? - các con được đi chơi ở đâu? Khi được đi chơ các con phải như thế nào?
- Ngoài làm những công việc nhỏ và vui chơi thì các con có múa hát, đọc thơ cho ông bà bố mẹ nghe không?
- Cô kể cho trẻ nghe những công việc cô đã làm trong hai ngày nghỉ.
=> Giáo dục: Ngày nghỉ các cháu ở nhà phải ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ. Đọc thơ, múa hát cho ông bà, bố mẹ nghe. Làm những công việc nhỏ vừa sức để giúp đỡ cho gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG.
Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt động: Thể dục
Đề tài:  ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG
Trò chơi: Cáo và thỏ

I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
       - Trẻ biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng.
2. Kĩ năng.
       - Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo của đôi tay.
       - Trẻ nói được tên hoạt động, và biết cách chơi trò chơi, hứng thú trong giò học và giờ chơi.
3. Thái độ.
       - Trẻ có ý thức trong giờ học, và chăm tập thể dục thể thao.
II. Chuẩn bị.
       - 5 -10 quả bóng.
       - Bóng của cô to hơn trẻ.
       * NDTH: Toán: Đếm số bóng.
III. Tiến hành.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Tham quan nhà Búp bê.
  - Cô tạo tình huống cho trẻ đi thăm nhà búp bê.
  - Cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy theo hiệu lệnh của cô.
  - Cho trẻ về 2 hàng điểm số 1,2 và tách 4 hàng, + Bài tập đội hình, đội ngũ:
 - Cho trẻ đứng nghiêm nghỉ và quay phải, trái
2. Hoạt động 2: Rèn luyện sức khỏe.
  - Tới nhà búp bế rồi cô thấy nhà búp bê có rất nhiều bóng các bé có muốn được chơi với bóng không?. Vậy thì các bé hãy tập thể dục để có sức khỏe trước khi chơi với bóng nhé.
* Bài tập phát triển chung:
  + Động tác tay 1: Tay đưa ra trước, gập trước ngực.
  + Động tấc chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
  + Động tác bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên.
  + Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước
* Vận động cơ bản.
  - Sau bài tập thể dục cô thấy bạn nào cũng có đủ sức khỏe để chơi với bóng vậy mình cùng chơi.
 “ Đập bóng xuống sàn và bắt bóng ”
  - Cho trẻ đếm số bóng.
  + Đội hình: Đứng 2 hàng ngang đối diện nhau cách nhau 3 – 4m.
  - Cô tập mẫu lần 1: Chậm, chính xác
  - Lần 2: Phân tích vận động.
  TTCB Cầm bóng bằng 2 tay, khi có hiệu lệnh cô đập bóng xuống sàn mắt nhìn theo bóng, khi bóng nảy lên cô bắt thật khéo léo bằng 2 tay sao cho không làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực.
  - Cho 2 trẻ khá lên tập
* Cho trẻ thực hiện.
  - Lần 1: Mỗi hàng 1 trẻ lên tập
  - Lần 2: Mỗi hàng 2 trẻ lên tập
  - Lần 3: Những trẻ yếu lên tập lại
(Trẻ tập cô quan sát và sửa xai cho trẻ, hỏi trẻ tên bài tập).
  - Cho 2 trẻ khá lên tập lại
  - Cô khái quát và giáo dục trẻ năng tập thể dục thể thao để cơ thể khỏa mạnh....
3. Hoạt động 3: Ai nhanh chân hơn.
  - Trò chơi “Cáo và thỏ”.
  - Cách chơi: Chọn một trẻ làm cáo ngồi góc lớp, số trẻ còn lại một nửa làm thỏ, một nửa làm chuồng, xếp thành vòng tròn, các chú thỏ đi kiếm ăn vừa đi vừa nhảy giơ 2 tay lên đầu vẫy vẫy và đọc lời ca:
“Trên bãi cỏ
.....................
Có cáo gian
Đang rình đấy”.
  - Kết thúc lời ca cáo xuất hiện đuổi bắt thỏ, thỏ chạy nhanh chân về chuồng của mình, thỏ nào bị bắt là thua cuộc.
  - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
  - Hỏi trẻ tên trò chơi?.
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
  - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng.

- Trẻ đi tham quan nhà búp bế và thực hiện các kiểu đi, chạy theo hiệu lệnh của cô

- Trẻ điểm số tách hàng,

-  Trẻ tập đội hình, đội ngũ.







- Trẻ tập 3 lần x 8 nhịp

- Tập 2 lần x 8 nhịp

- Tập 2 lần x 8 nhịp

- Tập 2 lần x 8 nhịp


- Trẻ nghe cô giới thiệu tên bài tập


- Trẻ đếm số bóng.
- Đứng theo đội hình

- Quan sát cô tập mẫu
- Nghe và quan sát cô tập mẫu





- Trẻ thực hiện bài tập





- 2 Trẻ khá lên tập

- Trẻ chú ý lắng nghe.



- Trẻ nghe cô nói cách chơi











- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ trả lời.

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 phút.


C.  HOẠT  ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
          1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô bác trong trường - Vẽ tự do trên sân.       
          2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - Nhảy vào nhảy ra.
3. Chơi tự do.
I. Mục đích - yêu cầu.
  - Trẻ biết tên các lớp học và địa điểm của từng lớp học trong trường.
  - Biết yêu quý giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết giữ gìn đồ chơi trong trường.
  - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi.
II. Chuẩn bị.
  - Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
  - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
III. Tiến hành.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe.
  - Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời, cùng trò chơi mà trẻ sẽ được chơi, cho trẻ sửa lại trang phục cho gọn gàng rồi ra sân chơi, nhắc trẻ đi thành hàng ra sân...
2. Hoạt động 2: Bé khám phá.
a. Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô bác trong trường.
  - Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát các khu vực và công việc của các cô bác trong trường.
  - Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về một số lớp học trong trường.
  + Đây  là khu vực nào?
  + Có ai làm việc ở khu vực này?.
  + Làm công việc gì?.
  -  Cháu thấy khu vực này thế nào?.
  - Để trường luôn sạch đẹp thì các cháu phải làm gì?.
          => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
b. Vẽ tự do trên sân trường.
  - Cô cho trẻ lấy phấn vẽ tự do theo ý thích của trẻ.
  + Cô là người gợi mở, hướng dẫn giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình.
          => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
a, Trò chơi: Cáo và Thỏ.
  + Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình, thỏ nào chậm thì bị cáo bắt
  + Cách chơi: Chọn 1 cháu làm Cáo ngồi ở cuối lớp, số trẻ còn lại làm chuồng, cứ mỗi trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn, cô yêu cầu các cháu phải nhớ đúng chuồng của mình, các chú Thỏ đi kiếm ăn phải chạy nhanh về chuồng không bị cáo đuổi bắt.
  - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
  - Cô động viên khuyến khích trẻ.
b. Trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra
  - Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 trẻ, mỗi nhóm chọn một người làm oẳn tù tì, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. nhóm 2 nhồi xuống thành vòng tròn rộng, nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”. các “cửa” luôn giơ tay lên hạ tay xuống ngăn không cho người nhóm 1 vào.
  - Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ngoài vòng tròn để rình xem khi nào cửa mở ( tay hạ xuống) thì nhảy vào .Trẻ vừa nhảy vừa nói ( vào) khi vào trong vòng rồi nói ( vào rồi), khi 1 bạn ở nhóm 1 vào thì tất cả phải mở cửa để các bạn nhóm 1 được nhảy vào, khi đã vào hết thì các bạn phải tìm cách nhảy ra, tương tự như vậy với nhóm 2.
  - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
  - Cô quan sát khuyến khích trẻ chơi.
     => Cô khái quát lại.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do.
   - Cho trẻ chơi tự do trên sân theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ đi vệ sinh cá nhân rồi vào lớp.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.







- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
















- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi








- Trẻ chơi.






- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.










- Trẻ chơi.



D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
- Góc phân vai: Cô giáo - Bác cấp dưỡng.
- Góc xây dựng: Xây lớp học của bé - Xây khu vui chơi.
- Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc - Múa hát về chủ đề.   
- Góc học tập: Vẽ bạn trai bạn gái - Tô màu tranh lớp học của bé
I. Yêu cầu.
          - Trẻ biết nhận vai chơi, biết phản ánh vai chơi.
          - Biết liên kết các nhóm chơi với nhau nhịp nhàng.
          - Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi.
II. Chuẩn bị.
          - Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc.
III. Tiến hành.
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Bé giao lưu.
  - Cô cho trẻ hát một bài về chủ đề.
  - Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề.
  - Cô giới thiệu các góc chơi và công việc của từng góc.
  - Cho trẻ tự nhận vai chơi, sau đó lấy kí hiệu và về góc chơi.
  - Cô giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi
2. Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi nhé.
 - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi.
 - Cô cho trẻ để quán xuyến nhóm chơi của mình.
 - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi như thế nào? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
 + VD: Góc xây dựng nên xây sân để xe rộng hơn và trồng thêm một số cây xanh cho không khí thoáng mát. Góc học tập các con phải nói sao cho tương ứng các nhóm và tô màu thật khéo….
 - Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng giữ gìn đồ chơi
3. Hoạt động 3: Nhận xét.
 - Cô nhận xét từng nhóm chơi.
 - Cho trẻ tập trung về góc xây dựng.
 - Cho nhóm trưởng giới thiệu công trình xây dựng được xây như thế nào? Có những gì?
 - Cả lớp khen nhóm bạn chơi tốt.
 - Cho cả lớp biểu diễn văn nghệ để chúc mừng nhóm xây dựng..
 - Cho trẻ về góc cất đồ dùng đồ chơi.
* Kết thúc: Chuyển hoạt động khác.

- Trò chuyện cùng cô, nhận vai chơi.


- Trẻ nhận vai chơi và lấy ký hiệu về góc chơi.


- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi rồi phân nhóm trưởng, và chơi ở các góc.













- Nhóm xây dựng giới thiệu về công trình xây dựng của mình.

E.  VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
+ Vệ sinh.
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, rửa mặt mũi chân tay.
          + Ăn trưa.
          - Cho trẻ tập kê bàn ghế để ăn cơm.
         - Cô chia cơm cho trẻ và giới thiệu các món ăn, giá trị dinh dưỡng của món ăn cho trẻ biết.
         - Nhắc trẻ mời trước khi ăn. Khi ăn không làm rơi vãi, ăn hết xuất ăn của mình
         + Ngủ trưa.
         - Cô hướng dẫn trẻ rải chăn chiếu, cho trẻ ngủ đúng giờ giấc.

         - Cô quan sát trẻ ngủ 

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 6403498507333556558

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item