Hoạt động thể dục: Chuyền bóng qua đầu, chạy chậm 120m
Hoạt động thể dục Chuyền bóng qua đầu, chạy chậm 120m I) Mục đích *- Trẻ biết cách chuyền bắt bóng qua đầu, biết cách phối hợp vớ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-the-duc-chuyen-bong-qua-dau-chay-cham-120m.html
Hoạt động thể dục
Chuyền bóng qua đầu, chạy chậm 120m
I)
Mục đích
*- Trẻ biết cách chuyền bắt bóng qua đầu,
biết cách phối hợp với bạn để chuyền bắt bóng không bị rơi. Biết cách chạy chậm
bằng nửa bàn chân trên, tiếp đất nhẹ nhàng.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số cây
lương thực.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết
đọc cùng cô bài thơ “Ăn quả”.
*- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng chuyền bóng, kỹ
năng chạy chậm.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mạch
lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ dịnh cho
trẻ
*- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
- Chơi trò chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây
xanh.
II)
Chuẩn bị.
- Sân tập, xắc xô, bóng
- Đồ dùng, đồ chơi để trẻ chơi tự do
- Tranh thơ, đồ chơi các góc.
III)
Tiến hành.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1)
Hoạt động học: Thể dục: Chuyền bóng qua đầu, chạy chậm 120m
* Kiểm tra sức khỏe của trẻ xem cóp ai bị
đau ở đâu không?
* Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu đi kết
hợp các kiểu chân
* Trọng động:
+ BTPTC:
- Hô hấp: ngửi hoa.
- Tay: quay dọc thân
- Bụng: nghiêng người về 2 bên
- Chân: nhấc cao đùi.
- Bật: bật tiến.
+ VĐCB:
- Cô cho trẻ đứng theo tổ
- Cô giới thiệu vận động.
- Côlàm mẫu 2 lần ( lần 2 phân tích các
động tác): mỗi đội có 1 quả bóng bạn đầu hàng cầm bóng khi có hiệu lệnh bạn
đầu hàng chuyền bóng qua đầu cho bạn sau, bạn sau bắt bóng bằng 2 tay và lại
chuyền về phía sau cho bạn tiếp theo, cứ như thế đến bạn cuối cùng nhận được bóng
cầm bóng chạy lên đầu hàng, tổ nào xong trước là tổ đó chiến thắng.
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho các tổ thi đua
chuyền bóng, cô quan sát, động viên và sửa sai kịp thời.
- Chạy chậm 120 m: Cho trẻ chạy chậm cùng
cô, nhắc trẻ khi chạy các con chạy bằng nửa bàn chân trên tiếp đất nhẹ nhàng.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
2)
Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1:
HĐCMĐ: ''Trò chuyện về 1 số cây lương thực''.
- Cô đọc câu đố về cây ngô:
“Cây
gì cờ phất trên cây
Bắp
đầy hạt ở lưng chừng thân cây?”
- Cô đưa cây ngô ra và trò chuyện với trẻ
về tên, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, ích lợi, nơi sống...
- Hỏi trẻ: Ngoài cây ngô các con còn biết
những cây lương thực nào nữa?
- Cô lần lượt trò chuyện với trẻ về từng
cây lương thực.
- Các con có biết những cây lương thực này
có ích lợi gì không?
- Các con phải chăm sóc và bảo vệ các cây
lương thực ntn?
- Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh, biết chăm
sóc và bảo vệ cây.
b) Hoạt động 2:
Trò chơi: Cây cao cỏ thấp.
3)
Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1:
Trò chơi ''Trồng nụ trồng hoa''.
b) Hoạt động 2:
Làm quen bài thơ : “Ăn quả''.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về một số loại quả
và dẫn dắt giới thiệu bài thơ.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1, giới
thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cô đọc lại bài thơ 2-3 lần kết hợp tranh,
khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Biết ăn nhiều loại
quả để cơ thể luôn khỏe mạnh
c) Hoạt động 3:
Chơi tự chọn
*)
Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ trả lời.
-Trẻ khởi động.
-Trẻ tập các động tác cùng cô giáo.
- Trẻ đứng theo tổ.
- Trẻ lắng nghe
- Quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chạy chậm cùng cô
-Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment