Đề tài: Trẻ nhận biết, phát âm đúng các chữ cái h,k
Đề tài: Trẻ nhận biết, phát âm đúng các chữ cái h,k I) Mục đích *- Trẻ nhận biết, phát âm đúng các chữ cái h,k. Nhận ra âm và chữ h,k...
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học : LQCC ''h, k''.
a) Hoạt động 1:
Gây hứng thú .
- Cô cho trẻ hát bài ''Màu hoa'' và trò
chuyện cùng trẻ:
+ Cô và lớp mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+Hãy kể tên 1 số loài hoa mà con biết?
b) Hoạt động 2:
Làm quen chữ cái '' h, k''.
*Làm quen chữ cái ''h''.
- Cô đọc câu đố về hoa hồng, giới thiệu,
cho trẻ quan sát tranh''hoa hồng'' và hỏi trẻ:
+ Cô có tranh gì đây?
- Cô giới thiệu với trẻ phía dưới tranh có
từ ''hoa hồng'', cô đọc 2 lần và cho lớp đọc 2-3 lần.
- Cô hỏi trẻ số tiếng và số chữ cái trong
từ ( cô cho trẻ đếm kiểm tra).
- Cô ghép từ ''hoa hồng'' bằng thẻ chữ rời
sau đó cô cho trẻ đọc từ vừa ghép.
- Cô cho trẻ lên rút chữ cái đã học, cô cất
các chữ cái còn lại.
- Cô giới thiệu chữ cái ''h'' và phát âm
mẫu 3 lần.
- Cô cho lớp phát âm 3 lần sau đó cô chia
tổ, nhóm, cá nhân phát âm ( cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô cho trẻ nêu nhận xét về chữ ''h'' sau
đó cô củng cố, bổ sung :chữ ''h'' gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc.
*Làm quen chữ cái ''k''.
- Cô giới thiệu, cho trẻ quan sát tranh
''hoa loa kèn'' và nêu nhận xét.
- Cô giới thiệu từ ''hoa loa kèn'' dưới
tranh, cô đọc mẫu 2 lần và cho lớp đọc lại 2-3 lần.
- Cô hỏi trẻ số tiếng và số chữ cái trong
từ (cho trẻ đếm kiểm tra).
- Cô cho trẻ lên rút chữ cái đã học và phát
âm.
- Cô cất các chữ cái chưa học và giới thiệu
chữ ''k''.
- Cô phát âm mẫu 3 lần sau đó cho trẻ phát
âm theo tổ, nhóm, cá nhân.(cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô
cho trẻ nêu nhận xét về chữ ''k'' sau đó cô củng cố, bổ sung: chữ ''k'' gồm 1
sổ thẳng và 2 nét xiên.
* So sánh chữ cái''h''
và ''k''.
- Cô cho trẻ so sánh 2 chữ cái ''h'' và
''k'', tìm ra điểm giống và khác nhau.
- Cô củng cố:
+Giống nhau: đều được có1 nét sổ thẳng.
+Khác nhau: Chữ ''h'' có thêm 1 nét móc,
còn chữ ''k'' có thêm 2 nét xiên.
- Cô cho trẻ đọc lại cả 2 chữ cái''h, k''.
c) Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi:
+''Thi xem ai nhanh''.
+''Tìm nhà''.
2) Hoạt động ngoài trời.
a)Hoạt động 1:
HĐCMĐ:
''Quan sát một số sản phẩm của các cây lương thực''.
- Cô trò chuyện với trẻ về các cây lương
thực, cho trẻ kể tên, nêu ích lợi của các cây đó.
- Cô giới thiệu, cho trẻ quan sát 1 số sản
phẩm của các cây lương thực và nêu nhận xét:
+ Đây là gì?
+ Ai có nhận xét gì về gạo,( ngô, khoai,
sắn)?
+ Đây là các sản phẩm của loại câygì?
+ Có ích lợi gì?
+ Có thể chế biến được nhứng món gì từ sản
phẩm này?
+ Chúng mình cần chú ý điều gì khi sử dụng
các sản phẩm đó?
- Cô giáo dục trẻ: Ăn đầy đủ các loại thức
ăn, biết tiết kiệm các loại thực phẩm.
c) Hoạt động 2: Trò
chơi ''Kéo cưa lừa xẻ''.
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò
chơi ''lá nào cây ấy''.
b) Hoạt động 2:
Hoạt động học .
Tạo hình: ''Nặn cây ăn quả''.
*Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú .
- Cô cho trẻ đọc bài thơ ''Ăn quả'' và trò
chuyện với trẻ:
+ Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Muốn có nhiều loại quả thì chúng mình
phải làm gì?
- Dẫn dắt vào bài
*Hoạt động 2: Quan sát mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát mẫu và nêu nhận xét:
+ Ai có nhận xét gì về những cây ăn quả
này?
+ Đây là cây gì?
+ Gồm có những bộ phận nào?...
*Hoạt động 3: Cô hướng dẫn.
- Cô nhấn mạnh các đặc điểm của từng cây ăn
quả, nêu cách nặn các cây đó.
- Cô hỏi trẻ các đặc điểm nổi bật của mỗi
cây.
- Cô hỏi ý định vẽ của trẻ:
+ Con định nặn những cây nào?
+ Để nặn được cây đó con phải nặn ntn?
*Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ nặn, cô đến từng bàn quan sát,
hướng dẫn, động viên trẻ và gợi ý trẻ nặn thêm các chi tiết sáng tạo
*Hoạt động 5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm
của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp và nêu lý do.
- Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương
trẻ.
c) Hoạt động 3:
Chơi tự chọn.
*)
Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát tranh và trả lời
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý và đọc theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chú ý
- Trẻ phát âm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét
- Trẻ chú ý và đọc theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chú ý
- Trẻ phát âm
- Trẻ nhận xét và lắng nghe
- Trẻ so sánh và nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ phát âm
- Trẻ chơi các trò chơi
-Trẻ đi và hát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát và nhận xét
- Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói ý định của mình
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Trẻ lắng nghe
|
Post a Comment