Hoạt động khám phá khoa học: Rau trong vườn
Hoạt động khám phá khoa học Rau trong vườn 1. Đón trẻ, Chơi, điểm danh, Thể dục sáng: 1.1Đón trẻ, chơi : - Trao đổi với phụ huy...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-kham-pha-khoa-hoc-rau-trong-vuon.html
Hoạt động khám phá khoa học
Rau trong vườn
1. Đón trẻ, Chơi, điểm danh, Thể dục sáng:
1.1Đón trẻ, chơi :
- Trao đổi với phụ huynh về trẻ
- Cho trẻ chơi theo ý thích trong
lớp.
1.2 Trò chuyện:
- Trò chuyện về tác
hại khi không ăn rau củ
1.3 Điểm danh :
- Tổng số trẻ đến lớp: ………
1.4 Thể dục
sáng:
- Tập kết hợp theo nhạc.
2. Hoạt
động học:
Rau
trong vườn
2.1Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết gọi tên một
số loại rau ăn củ, đặc điểm , một số món ăn được chế biến từ củ.
- Phát triển ngôn ngữ rõ rang
mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ thích ăn nhiều các loại rau khác nhau để đảm bảo
sức khỏe và biết chăm sóc, bảo vệ các loại rau.
2.2 Chuẩn bị:
- Bài giảng trên phần mềm
power point về 1 số loại rau, và các món ăn được chế biến từ rau ăn lá, rau ăn
củ, rau ăn quả..
- Đồ chơi rau ăn cue bằng
nhựa.
- Lô tô về các loại rau ăn
lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- 3 giỏ
+ Âm nhạc: Hát bắp cải xanh
+ Thể dục:
Bật xa
2.3 Tổ chức hoạt động
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của trẻ
|
* Trò chuyện gây hứng thú:
- Cô kể chuyện sáng tạo cho
trẻ nghe câu chuyện: “Ông vua rau”. “ Ở 1 vương quốc nọ có 1 Ông vua trồng
được rất nhiều các loại rau mọi thần dân của Ông thường hay gọi Là Ông là “
Ông vua rau”. Rau của nhà vua trồng
được mọi người rất yêu thích và ai đấy đều ăn rau rất nhiều. Vì vậy mà
mọi người đều khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, mát sáng….
- Làm tiếng “ loa…loa…loa”
của sứ giả vương quốc rau.
- Hỏi trẻ vừa nghe tiếng
gì?
- Có ai muốn đi đến vương
quốc của các loại rau không?
-> Mời các bạn chúng ta
cùng lên xe buýt để đến sứ sở của vương quốc rau nhé (Cho trẻ xếp hàng đi
theo nhạc) ( Hát nào mình cùng lên xe buýt nào mình cùng đi chơi nhé)
- Cho trẻ quan sát các loại
rau trong vương quốc
- Gọi tên các loại rau đó
- Trong các loại rau ăn lá,
ăn cue, ăn quả hôm nay con thích khám phá về loại rau nào?
=> Có rất nhiều loại rau
khác nhau nhưng hôm nay cô con mình cùng khám phá về rau ăn củ nhé
* Trò chuyện theo hiểu biết
- Con đã được biết những
loại rau ăn củ nào?
- Con đã được ăn chưa?
- Ăn ở đâu?
* Quan sát nhận xét tranh
+ Cô đưa cho trẻ quan sát
củ su hào và nhận xét
- Đây là củ gì?
- Củ su hào có đặc điểm gì?
- Có dạng hình gì?
- Củ su hào có màu gì?
- Lá su hào như thế nào?
- Con đã nhìn thấy rau này chưa? Ở đâu?
- Con đã được ăn rau này chưa? Củ su hào được
chế biến thành những món ăn nào?
- Con đã được ăn món ăn gì từ rau ăn củ?
- Ích lợi của món ăn đó như
thế nào?
( Xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ
su hào và gọi tên )
+ Cho trẻ quan sát củ cà
rốt và củ cải và nhận xét tương tự.
( Cho trẻ biết củ cà rốt
chỉ ăn được củ chứ không ăn được lá)
- Để có được những loại rau
ăn củ ngon để ăn cấn phải làm gì?
( Xem hình ảnh người làm
vườn chăm sóc rau)
=> Cô nhắc lại ý của trẻ
và cho trẻ kể tên các loại rau khác mà trẻ đã được ăn. ( Xem trên màn hình)
=> Các con ạ các loại rau này cung cấp cho cơ thể các
chất vitamin, sáng mắt, hồng hào, cơ thể khỏe mạnh lớn nhanh. Vì vậy các con
phải ăn nhiều, ăn đầy đủ các loại rau để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng giúp
cở thể khỏe mạnh và thông minh.
* Cho trẻ chơi trò chơi: “ nhanh tay, nhanh mắt”
- Cho trẻ tìm lô tô và giơ
theo yêu cầu của cô
* Trò chơi:
Ai chọn đúng.
- Tổ chức cho trẻ : Cách
chia chia trẻ làm 2 đội :
- Nhiện vụ chơi, Mỗi thanh
viên của 3 đội lên bật xa và chọn các
loại rau ăn củ và xếp vào đúng gian hàng của mình.
- Luật chơi: Thành viên đội
nào bật không qua vạch và chọn sai là không được tính.
- Thời gian: Được tính bằng
1 bản nhạc của bài hát:
- Tổ chức cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả.
- Kết thúc trò chơi: Cô nhận xét kết quả chơi của 3 đội.
=> Kết thúc tiết học. Hát
“ Bắp cải xanh”
|
- Nghe cô kể chuyện
- Tiếng “ Loa..loa..loa”
- Có ạ.
- Lên xe vừa đi vừa hát cùng cô.
- Quan sát và gọi tên các loại rau.
- Trẻ nói
- Trẻ kể theo hiểu biết
- Củ su hào.
- Củ có dạng tròn, vỏ có màu xanh, có lá mọc xung quanh trên củ, lá có
cuống, dài..
- Hình tròn
- Màu xanh
- có cuống, dài
- Nhìn thấy ở nhà, ở chợ...
- Trả lời
- Luộc, nấu canh, xào...
- Quan sát nhận xét.
- Trồng và chăm sóc
- Xem trên màn hình và nhận xét, gọi tên các loại rau ăn củ.
- Lắng nghe cô.
- Chơi trò chơi cùng cô.
- Chơi trò chơi cùng cô
|
3.Chơi hoạt động ở các góc:
3.1.Góc xây dựng: Xếp hàng rào vườn rau
- Trò chuyện về mô hình hàng
rào vườn hoa, cách xây dựng
- Phân nhóm chơi cho trẻ thực hiện
* Dự kiến nhận xét kết quả chơi:
- Trẻ đã biết nhận vai chơi nhóm
chơi thể hiện được vai chơi của mình.
3.2 Góc Học tập sách: Xem tranh,
sách về các loại rau, củ
4. Hoạt động ngoài
trời:
Hoạt động có mục đích: Nhặt lá rụng trên sân trò chuyện về thời tiết trong ngày
Trò chơi: Gieo hạt
Chơi
tự do:
4.1. Yêu
cầu:
-Trẻ biết được thời tiết trong
ngày, nhặt lá
rụng để vào đúng nơi quy định
- Phát triển
ngôn ngữ và sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ.
- GD trẻ có ý thức giữ vệ
sinh trường lớp sạch sẽ
4.2. Chuẩn bị
- Sọt rác, và một số đồ dùng cần thiết khác.
-Sân bãi rộng, sạch sẽ. Trang phục gọn gàng
4.3. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động có mục đích: Nhặt lá rụng trên sân trò chuyện về thời tiết trong ngày
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện về thời tiết trong ngày
- Bây giờ là mùa gì?
- Thời tiết hôm nay thế nào?
- Thời tiết lạnh con phải mặc trang phục như thế nào?
- Để có môi trường luôn sạch đẹp con phải làm gì?
- Gợi ý cho trẻ các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường
- Các con ơi chúng mình giúp cô nhăt những chiếc lá
rụng để cho sân trường chúng mình sach sẽ nào? Vâng ạ
- Cô tiến hành cho trẻ nhặt, cô nhắt trẻ khi nhặt
các con nhớ để vào thùng rác không được vứt ra ngoài thùng rác các con nhớ
chưa.
- GD trẻ có ý thức giữ vệ
sinh trường lớp sạch sẽ
* Trò chơi : Gieo hạt
- Cô nêu tên
trò chơi
- Cô tổ chức
cho trẻ chơi
* Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi
5.Vệ
sinh, Ăn, Ngủ.
6.Chơi theo ý thích.
- Chơi theo ý thích
7.Trả trẻ:
- Trao đổi với phụ huynh
về tình hình của trẻ trong ngày.
- Cô vệ sinh sạch sẽ
chuẩn bị đồ dùng cho trẻ, trả trẻ về gia
đình an toàn.
* Đánh giá
trẻ cuối ngày
- Tổng số trẻ đến
lớp:..............................................................................................
- Số trẻ ăn bán
trú.:..................................................................................................
………………………………………………………………………………….....
Post a Comment