Hoạt động học văn học: Truyện Gà Trống và Vịt Bầu
Hoạt động học văn học Truyện Gà Trống và Vịt Bầu I. Mục đích: *- Trẻ nhớ được tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu được nội ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-van-hoc-truyen-ga-trong-va-vit-bau.html
Hoạt động học văn học
Truyện Gà Trống và Vịt Bầu
I. Mục đích:
*- Trẻ nhớ được
tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung truyện. Biết trả lời
các câu hỏi của cô theo nội dung truyện.
- Trẻ biết
xếp con gà con bằng hột hạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ biết đọc
cùng cô bài đồng dao: “Con mèo mà trèo cây cau”.
*- Phát triển khả
năng ghi nhớ có chủ định. Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Rèn kỹ năng phát âm, phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy
nghĩ trước khi làm bất cứ một việc gì.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng sản
phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi ở gia
đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện, sa bàn, rối dẹt minh họa truyện.
- Mẫu xếp con gà con bằng hột hạt của cô giáo.
- Hột hạt cho trẻ, vòng, phấn, bóng, dây nhảy.
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của
trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Văn học: Truyện: Gà Trống và Vịt Bầu.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong
gia đình.
- Dẫn dắt vào bài.
b) Hoạt động 2: Cô kể chuyện
- Lần 1: Kể diễn cảm với điệu bộ, thái độ, cử chỉ phù hợp.
- Lần 2: Kể diễn cảm theo tranh.
c) Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu
tác phẩm.
- Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
- Trong truyện có những ai?
- Gà Trống là người như thế nào?
- Vịt Bầu là người như thế nào?
- Khi Gà Trống và Vịt Bầu rủ nhau đi chơi, bố mẹ của
hai bạn đã dặn điều gì?
- Đến khúc sông rộng Vịt Bầu bảo Gà Trống điều gì?
- Gà Trống nói gì với Vịt Bầu?
- Vịt Bầu suy nghĩ một lúc rồi trả lời Gà Trống ra sao?
- Nghe Vịt Bầu nói Gà Trống đã đáp lại như thế nào?
- Gà Trống đã làm gì?
- Đến giữa sông Gà Trống đã bị làm sao? Gà Trống đã kêu
như thế nào?
- Nghe tiếng kêu cứu Vịt Bầu đã làm gì?
- Vịt Bầu có cứu được Gà trống không, vì sao?
- Ai đã tới giúp Vịt Bầu cứu Gà Trống?
- Sau khi được cứu sống Gà Trống đã trở thành người như
thế nào?
- Qua câu chuyện các con thích nhân vật nào nhất?
- Các con đã rút được bài học gì từ bạn Gà Trống và học
tập được điều gì từ bạn Vịt Bầu?
- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy
nghĩ trước khi làm bất cứ một việc gì.
d) Hoạt động 4: Cô kể lần 3:
Kết hợp với sa bàn, rối dẹt.
e) Hoạt động 5: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
- Cô cùng trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con”
2. Hoạt động ngoài trời.
a ) Hoạt động 1: Dạy trẻ xếp con gà con bằng hột hạt.
- Cô đọc câu đố:
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“Chiếp! Chiếp!” suốt ngày.
Là con gì?
- Hôm nay chúng mình hãy dùng các loại hột hạt xếp các chú gà con thật
đẹp thông qua đôi bàn tay khéo léo của mình nhé!
- Cô cho trẻ quan sát mẫu cô xếp con gà con bằng hột hạt và đàm thoại
cùng trẻ:
+ Con gà con gồm những bộ phận nào?
+ Cô xếp đầu gà, mình gà, đuôi gà và chân gà như thế nào?...
- Cô xếp mẫu cho trẻ quan sát (kết hợp hướng dẫn bằng lời)
- Cô cho trẻ xếp con gà con bằng hột hạt trên sân trường (cô đi quan
sát khuyến khích, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời)
- Nhận xét, tuyên dương.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Gà
Trong vườn rau”
- Cô nhắc lại cách chơi trò chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Mèo đuổi
chuột.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô
quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao:
“Con mèo mà trèo cây cau”
- Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo sự liên kết giữa
các câu.
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2 - 3 lần.
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động
viên khen ngợi trẻ kịp thời)
- Cho trẻ đọc bài đồng dao kết hợp chơi trò chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đoán: Con gà con.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ xếp con gà con bằng hột hạt trên sân trường.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc theo yêu cầu của
cô.
- Trẻ đọc bài đồng dao kết hợp chơi trò chơi.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment