Hoạt động học: Văn học: Thơ: “Bàn tay cô giáo”
Hoạt động học Văn học Thơ: “Bàn tay cô giáo” I. Mục đích: *- Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm củ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-van-hoc-tho-ban-tay-co-giao.html
Hoạt động học Văn học
Thơ: “Bàn tay cô giáo”
I. Mục đích:
*- Trẻ
thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mình khi đọc
thơ.
- Trẻ được chơi và thể hiện ý tưởng của mình với những chiếc lá.
- Trẻ nhớ tên bài, tên tác giả, biết hát cùng
cô.
*- Rèn
kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định của
trẻ.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ, rèn các kỹ
năng tạo hình cho trẻ.
*-
Giáo dục trẻ yêu trường lớp, yêu mến và kính trọng cô giáo.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý
thức bảo vệ cây xanh, không bẻ cành, hái lá.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết
giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh
thơ: “Bàn tay cô giáo”
- Đồ
dùng đồ chơi ở các góc.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Lá cây
các loại, keo dán, bìa cho trẻ.
III. Tiến hành:
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Bổ
sung
|
1. Hoạt
động học: Văn học: Thơ: “Bàn tay cô giáo” - Định Hải
*Hoạt động 1: Gây hứng
thú.
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Cô giáo.
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
*Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
- Lần
1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
- Lần
2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.
*Hoạt
động 3: Đàm
thọai, trích dẫn.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? của tác giả
nào?
+ Bài
thơ nói về đôi bàn tay của ai?
+ Đôi bàn tay của cô giáo đã chăm sóc bé như thế nào?
+ Khi thấy tóc của em được cô giáo tết đẹp mẹ đã
khen như thế nào?
+ Ngoài tết tóc cho em cô giáo còn làm gì cho bé
nữa?
+ ở lớp con cô giáo thường chăm sóc các con như thế
nào?
+ Các con có yêu cô giáo của mình không?
+ Yêu cô giáo thì con phải như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, yêu quý, kính trọng cô
giáo.
*Hoạt động 4: Dạy trẻ
đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 lần.
- Cô chia tổ, nhóm, cá nhân lên đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khen ngợi trẻ
kịp thời.
- Cô cho trẻ đọc nâng cao.
* Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe.
2. Hoạt
động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Cặp
kè
b) Hoạt động 2: Chơi với
lá.
- Cho trẻ ngồi theo nhóm 6 - 8 trẻ. Mỗi nhóm 1 rổ: lá,
keo, bìa, 1 số mẫu xé lá.
- Cho trẻ tự do sáng tạo với những chiếc lá theo ý
tưởng của trẻ: Cô quan sát, động viên, gợi mở những ý tưởng hay cho trẻ.
- Nhận xét sản phẩm
+ Cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Tuyên dương những ý tưởng sáng tạo của trẻ.
3. Hoạt động
chiều.
a) Hoạt động 1: Trò
chơi: “Chuyền bóng”
- Cô nhắc
lại luật chơi, cách chơi.
- Cho
trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
-
Nhận xét trẻ chơi.
b)
Hoạt động 2: Làm quen bài hát: Cháu đi mẫu
giáo
- Cô
và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.
- Cô
hát lần1 giới thiệu tên bài tên tác giả.
- Cô
hát lại lần 2.
- Cho
cả lớp hát 3 - 4 lần cùng cô (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, chăm đi học.
c)
Hoạt động 3:
Chơi tự chọn.
*
Nêu gương cuối ngày
|
- Trẻ
lắng nghe cô hát.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ đàm
thoại về nội dung bài thơ cùng cô.
- Trẻ
lắng nghe
- Trẻ đọc 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân lên đọc.
- Trẻ đọc nâng cao.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Hoạt
động theo nhóm.
-
Trẻ sáng tạo với những chiếc lá.
-
Tự giới thiệu sản phẩm của mình và nhóm của mình.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment