Dạy hát: Cháu đi mẫu giáo NDKH: Nghe: Ngày đầu tiên đi học
Dạy hát Cháu đi mẫu giáo NDKH Nghe Ngày đầu tiên đi học I. Mục đích: *- Trẻ nghe, nhớ giai điệu bài hát, có thể thể hiện lại bài ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/day-hat-chau-di-mau-giao-ndkh-nghe-ngay-dau-tien-di-hoc.html
Dạy hát Cháu đi mẫu giáo
NDKH Nghe Ngày đầu tiên đi học
I. Mục đích:
*-
Trẻ nghe, nhớ giai điệu bài hát, có thể thể hiện lại bài hát và biết phối hợp
cùng các bạn trong việc thể hiện lại bài hát.
- Trẻ biết lắng nghe các âm thanh khác nhau ở
sân trường, đoán được tên âm thanh và biết cách mô phỏng lại âm thanh đó.
- Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng
ngăn nắp cùng cô giáo.
Hứng
thú tham gia biểu diễn văn nghệ
*- Trẻ
có kỹ năng nghe và hát đúng giai điệu. Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ.
- Phát triển tai nghe, khả
năng phán đoán của trẻ.
- Rèn kỹ năng
lao động cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn,
chăm đi học.
- Giáo dục trẻ biết giữu vệ sinh tai để có
một đôi tai khoẻ mạnh, tinh tường.
- Giáo dục trẻ
tích cực làm các công việc lao động vệ sinh cùng cô.
- Giáo dục trẻ
có ý thức học tập tốt, biết vui chơi đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Đài cátset, xắc xô, thanh gõ, mũ chóp kín kín.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ chơi các góc.
- Khăn lau, giá đựng đồ chơi.
- Phiếu bé ngoan cho trẻ.
III. Tiến hành:
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Bổ
sung
|
1.
Hoạt động học: Âm nhạc:
NDTT:
Dạy hát: Cháu đi mẫu giáo
NDKH:
Nghe: Ngày đầu tiên đi học
TC: Tai
ai tinh
a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây
hứng thú.
- Cô trò chuyện
với trẻ về trường mầm non, cảm xúc khi lần đầu tiên bé đến trường mầm non.
b) Hoạt động 2: Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học” - Nhạc:
Nguyễn Ngọc Thiện.
Lời: Viễn Phương
- Cô giới thiệu
bài hát.
- Hát cho trẻ nghe 2 lần (Lần 2 cô kết hợp múa minh hoạ, khuyến khích
trẻ hưởng ứng cùng cô)
c) Hoạt động 3: Dạy hát: Cháu đi
mẫu giáo - Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn.
- Cô giới thiệu bài hát
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe 2 lần.
- Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát.
(Cô bao quát, động viên và sửa sai cho trẻ kịp thời)
d) Hoạt động 4: TC:
Tai ai tinh
- Cách chơi: Một bạn đội mũ chóp kín đứng ở giữa, 1- 2 bạn hát. Bạn
đội mũ lắng nghe bạn hát và đoán tên bạn hát.
- Tổ chức cho trẻ chơi theo
nhóm. (Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời)
- Nhận xét trẻ chơi.
2. Hoạt động ngoài trời
a)
Hoạt động 1:
“Lắng nghe các âm thanh trên sân trường”
- Cô cùng trẻ dạo chơi trên sân trường
- Cô hướng trẻ lắng nghe xem có những âm thanh nào trên sân trường?
- Cho
trẻ tả lại âm thanh đó.
- Cô
gợi cho trẻ bắt chước tiếng của các âm thanh, tiếng của các con vật, tiếng
nước chảy, tiếng gió...mà trẻ nghe được.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống quanh trẻ.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Chi chi chành chành”.
c) Hoạt động 3: Chơi tự
do.
3. Hoạt động chiều.
a)
Hoạt động 1:
Trò chơi: Nu na nu nống
b) Hoạt động 2: Lao động
vệ sinh.
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc cùng cô
giáo.
- Hướng dẫn trẻ
rửa tay sạch sẽ.
c) Hoạt động 3: Nêu
gương
* Nêu gương cuối ngày.
* Nêu gương cuối tuần.
|
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chú ý và nhiệt tình hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tạo thành 4 nhóm và chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ dạo chơi trên sân trường cùng cô.
- Trẻ
tập trung lắng nghe các âm thanh và miêu tả lại âm thanh đó.
- Trẻ
bắt chước tiếng của các âm thanh.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ lao động vệ sinh cùng cô.
- Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment