Hoạt động học Tạo hình: Tô màu chân dung cô giáo
Hoạt động học Tạo hình Tô màu chân dung cô giáo I. Mục đích: *- Trẻ biết cách cầm bút, chọn màu và tô màu chân dung cô giáo theo ý ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-tao-hinh-to-mau-chan-dung-co-giao.html
Hoạt động học Tạo hình
Tô màu chân dung cô giáo
I. Mục đích:
*- Trẻ biết cách cầm bút, chọn màu và tô màu chân dung cô
giáo theo ý thích của trẻ.
- Trẻ
biết nhặt rác là tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên
tác giả, biết đọc theo cô bài thơ ''Bàn tay cụ giỏo''
*- Rèn kỹ
năng cầm bút, kỹ năng tô màu cho trẻ.
- Rèn
kỹ năng lao động, trẻ có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, biết phân biệt môi
trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non.
- Phát
triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Giáo dục
trẻ biết yêu mến, kính trọng cô giáo, biết trân trọng sản phẩm mình làm ra.
- Giáo dục trẻ thói quen giữ cho môi trường
ngoài xã hội nói chung và môi trường trong trường lớp luôn được sạch đẹp.
II. Chuẩn
bị:
- Tranh mấu của cô giáo.
- Bàn ghế, vở tạo hình, sáp màu cho trẻ
- Thùng rác, bóng, vòng, phấn.
- Tranh thơ “Bàn tay cô giáo”.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
III.Tiến hành:
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Bổ sung
|
1.
Hoạt động học: Tạo hình: Tô màu chân dung cô giáo (Đề tài)
* Hoạt
động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.
-
Cô hát cho trẻ nghe bài: “Cô giáo” và trò chuyện với trẻ:
- Bài hát nói về ai?
- ở lớp cô giáo thường dạy con những gì?
- Con có yêu cô giáo của mình không?
- Dẫn dắt vào bài
*Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét tranh
mẫu
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại cùng trẻ:
+ Tranh vẽ ai?
+ Tóc cô màu gì?
+ áo cô màu gì?
- Các con ạ! hôm nay cô cùng các con sẽ thể hiện tình cảm của mình với
cô giáo qua tác phẩm tạo hình: “Tô màu chân dung cô giáo”, cô muốn các con hãy
tô các bức tranh về cô giáo thật đẹp nhé!
*Hoạt
động 3: Cô hướng dẫn.
- Cô nhấn mạnh cách tô, cách chọn màu sắc phù hợp để
tô cho bức chân dung thêm đẹp.
- Cô hỏi ý định của trẻ:
+ Tô màu chân dung cô giáo con định tô như thế nào? Tóc cô giáo màu gì?
Con sẽ tô áo cho cô giáo màu gì?...
*Hoạt
động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cách để vở, cầm bút
đúng cách.
- Cô cho trẻ tô, cô đến từng nhóm quan sát, hướng
dẫn, động viên trẻ kịp thời.
*Hoạt
động 5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của
nhau, tìm ra sản phẩm đẹp.
- Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời
a)
Hoạt động 1: Trò
chơi: "Dung dăng dung dẻ”
b) Hoạt động 2: “Hãy nhặt rác bỏ vào thùng”
- Cô tạo tình huống để vài vỏ bim bim, vỏ sữa rơi ở
sân trường.
- Hãy nhặt cho cô vỏ bim bim rơi trên sân trường.
- Ai có nhận xét gì về vỏ túi bim bim vứt trên sân
trường?
- Ai có thể tìm cho cô trên vỏ bao bim bim biểu
tượng khuyên chúng ta bỏ túi bim bim vào đúng chỗ khi ăn xong.
- Cho trẻ tìm, cô khẳng định: đó là biểu tượng: “Hãy
bỏ rác vào thùng”.
- Cho trẻ truyền tay nhau vỏ túi bim bim đó để nhìn
thấy biểu tượng.
- Con còn nhìn thấy biểu tượng này trên bao bì nào
nữa?
- Biểu tượng này giúp ích gì cho môi trường?
- Ngoài vỏ bim bim, vỏ sữa là rác cần phải bỏ vào
thùng thì trên sân trường còn gì cần phải nhặt và bỏ vào thùng nữa?
- Cho trẻ nhặt hết rác trên sân trường bỏ vào thùng.
- Giáo dục trẻ: Các con hãy luôn bỏ rác vào thùng
đúng nơi quy định nhé để môi trường xung quanh chúng ta luôn sạch đẹp.
- Cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ.
c. Hoạt động 2: Chơi tự do
3. Hoạt động chiều
a)
Hoạt động 1: Trò chơi ''Chi chi chành chành”
b)
Hoạt động 2:
Làm quen bài thơ ''Bàn tay cô giáo''.
- Cô trò chuyện với trẻ về tình
cảm của bé với cô giáo.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần
1, giới thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cô đọc lại 2-3 lần (kết hợp
tranh), khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác
giả.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng cô giáo.
c)Hoạt
động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu
gương cuối ngày.
|
- Trẻ lắng
nghe cô hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ quan sát
và nêu nhận xét.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ lắng
nghe và chú ý quan sát.
- Trẻ nói ý định
của mình.
- Trẻ lắng
nghe và làm theo hướng dẫn.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trưng
bày và nhận xét sản phẩm.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ nhặt
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ tìm.
- Trẻ truyền tay để xem.
- Trẻ kể.
- Giữ cho môi trường sạch sẽ.
- Lá cây, vỏ kẹo.
- Trẻ nhặt rác cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vệ sinh chân tay sạch
sẽ.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe.
- Đọc cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment