Hoạt động học Thể dục: Bò theo hướng thẳng Trò chơi: Chuyền bóng
Hoạt động học Thể dục: Bò theo hướng thẳng Trò chơi: Chuyền bóng I. Mục đích: *- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò giữa hai...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-the-duc-bo-theo-huong-thang-tro-choi-chuyen-bong.html
Hoạt động học Thể dục: Bò theo hướng thẳng
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục đích:
*- Trẻ
biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò giữa hai đường thẳng song song tới đích đã
được quy định.
- Trẻ
hứng thú chơi trũ chơi
- Trẻ biết đặc điểm, ý nghĩa của chiếc
đèn ông sao trong ngày tết trung thu.
- Trẻ biết tờn
truyện, tờn cỏc nhõn vật trong truyện và hiểu nội dung truyện.
*-
Rèn luyện sự phát triển khéo léo các vận động của cơ thể và khả năng vận động
dẻo dai.
- Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ chân cho
trẻ.
- Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, kỹ
năng so sánh, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ có
chủ định cho trẻ.
*-
Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực, tự giác trong tập luyện.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập, hào
hứng vui vẻ chờ đón tết trung thu.
- Giáo dục trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu bạn
bè.
II. Chuẩn bị:
- Sàn
tập, 2 đường thẳng song song có khoảng cách 40cm.
- Đèn ông sao
- Tranh
truyện: Anh chàng mèo mướp
- Đồ
dùng đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ
sung
|
1. Hoạt động học: Thể dục: Bò theo hướng thẳng – Trò chơi: Chuyền bóng
* Kiểm tra sức khỏe của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không?
a) Khởi động: Cô
cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
b) Trọng động:
* BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô (2 lÇn x 4 nhÞp)
-
- Bụng: Cúi người
về phía trước.
- Chân: Đứng khuỵu
gối.
- Bật: Tại chỗ
*
VĐCB: Bò theo hướng thẳng.
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
-
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô quỳ trước vạch xuất phát tay không chạm vạch. Sau đó bò
chân nọ tay kia giữa 2 đường thẳng song song, mắt nhìn thẳng, đến đích thì đứng
dậy và đi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập thử.
- Cho cả lớp lần lượt thực hiện. (cô quan sát, động
viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời).
- Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại.
* TCVĐ: Chuyền bóng.
- Cô
nh¾c l¹i
luật chơi, cách chơi.
-
Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ khi chơi.
-
Nhận xét trẻ chơi.
c)
Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.
2.
Hoạt động ngoài trời.
a)
Hoạt động 1: Trò chơi: Lộn cầu vồng
b) Hoạt động 2: Quan sát:
Đèn ông sao
- Cô cùng trẻ hát bài chiếc đèn ông sao.
- Hỏi trẻ: Chúng mình vừa hát bài hát nói về cái gì?
- Cô giới thiệu chiếc đèn ông sao với trẻ cho trẻ quan
sát và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì?
+ Màu sắc của nó như thế nào?
+ Nó có mấy cánh?
+ Cái cán này như thế nào? Nó để làm gì?
+ Tại sao lại gọi là đèn ông sao?
+ Chiếc đèn ông sao thường dùng để rước trong ngày gì?
+ Bạn nào đã được đi rước đèn ông sao?
+ Để chiếc đèn ông sao thêm lung linh vào đêm rằm trung
thu thì chúng mình phải làm gì?
+ Khi thắp nến các con phải chú ý điều gì?...
- Giáo dục trẻ: Phải cẩn thận khi thắp nến trong đèn
ông sao nếu không rất dễ bị bỏng.
- Cô cùng trẻ rước đèn ông sao
c) Hoạt động 3: Chơi tự
do
3. Hoạt động chiều:
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Cào
cào giã gạo
- Cô giới thiệu cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn,
từng trẻ giơ ngón cái của tay phải gắn với ngón trỏ của tay trái và ngón trái
của tay trái gắn với ngón trỏ của tay phải. Sau đó trẻ vừa chuyển vận động
xoè ngón tay vừa đọc bài đồng dao:
Cào cào giã gạo cho nhanh
Mẹ may áo đỏ áo xanh cho mày.
-
Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát.
-
Cho trẻ chơi trò chơi: Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời.
-
Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: Làm quen truyện “Anh
chàng mèo mướp”.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về niềm vui khi được đến trường, lớp và dẫn
dắt giới thiệu truyện.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1, giới thiệu tên truyện, tên tác giả.
- Cô kể lại truyện 1 - 2 lần kết hợp tranh.
- Cô hỏi tên truyện, tên tác giả, các nhân vật trong truyện.
- Giáo dục trẻ chăm đi học, yêu trường, yêu lớp.
c) Hoạt
động 3:
Chơi tự chọn.
*
Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ trả lời.
- Trẻ làm đoàn tàu.
- Trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô.
- Trẻ đứng thành hai hàng ngang.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ khá lên tập.
- Cả lớp thực hiện vận động.
-
Trẻ tập lại.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ rước đèn cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ quan sát cô chơi mẫu.
- Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment