Hoạt động học KPXH: Tìm hiểu về 1 số loại cây lương thực
Hoạt động học KPXH Tìm hiểu về 1 số loại cây lương thực I) Mục đích. *- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của 1 số cây lương t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-kpxh-tim-hieu-ve-1-so-loai-cay-luong-thuc.html
Hoạt động học KPXH
Tìm
hiểu về 1 số loại cây lương thực
I) Mục đích.
*- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của 1 số cây lương thực gần
gũi.
- Trẻ đoán được tên của
một số sản phẩm của cây lương thực qua câu đố, nêu được tác dụng của chúng đối
với cuộc sống.
- Trẻ thuộc bài thơ và
hiểu nội dung bài thơ. Trẻ đọc thơ diễn cảm.
*- Phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng quan
sát và nghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn
cảm cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ yêu quý,biết chăm sóc, bảo vệ cây cối.
- Giáo dục trẻ biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý
người lao động và chân trọng những sản phẩm của người lao động.
- Giáo dục trẻ biết ăn
uống đủ chất, thích ăn hoa quả để cơ thể khỏe mạnh.
II) Chuẩn bị.
- Một số loại cây lương
thực; tranh ảnh, sản phẩm của 1 số cây lương thực.
- Tranh minh họa cho bài thơ.
- Đồ đùng đồ chơi các góc.
III) Tiến hành.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
|
1) Hoạt động học: KPXH
''Tìm hiểu về
1 số loại cây lương thực''
a) Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú .
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ ''Lúa mới'' và trò chuyện với trẻ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Lúa là loại cây gì?
+Ngoài lúa ra các con còn biết loại cây lương thực nào khác
nữa?( cô cho trẻ kể).
- Cô nói với trẻ: Cây lương thực là loại cây không thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cây lương thực rất phong phú, đa
dạng. Hôm nay cô và lớp mình sẽ tìm hiểu về 1 số loại cây lương thực nhé.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về 1 số loại cây lương thực.
*Quan sát 1 số loại cây lương thực.
- Cô đọc câu đố về cây ngô:
“Cây gì cờ phất trên cây
Bắp đầy hạt ở lưng chừng thân cây.”
Cô cho trẻ đoán, cô đưa cây ngô cho trẻ quan sát và nêu nhận
xét: tên, đặc điểm, các bộ phận, màu sắc, ích lợi, nơi sống...
- Tiếp theo cô nêu câu đố về cây lúa:
Cây gì có hạt nhỏ
Trong trắng,
ngoài vàng
Xay, giã, dần, sàng
Nấu thành cơm dẻo.
Cô cho trẻ quan sát cây lúa và nêu nhận xét về: tên, đặc điểm,
các bộ phận, điều kiện sống, ích lợi của cây...
- Cô cho trẻ so sánh và tìm ra điểm giống và khác nhau của cây
ngô và cây lúa: đặc điểm, điều kiện sống và ích lợi...
- Cô khái quat lại.
- Cô đọc câu đố về cây đậu:
Cây gì khi quả tách đôi
Hạt xếp hàng dài nằm ngủ rất ngon.
Cô cho trẻ quan sát cây đậu và nêu nhận xét về: tên, đặc điểm,
các bộ phận, điều kiện sống, ích lợi...
- Cô đọc câu đố về cây lạc:
Cây gì có hạt
áo lụa có màu
Chẳng dám đi đâu
Thế mà cứ lạc.
Cô cho trẻ quan sát cây lạc và nêu nhận xét về: tên gọi, đặc
điểm, màu sắc, các bộ phận, điều kiện sống, ích lợi...
- Cô cho trẻ so sánh 2 cây đậu và cây lạc tìm ra điểm giống và
khác nhau.
- Cô khái quat lại.
- Cô đặt tất cả các loại
cây ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+Tên từng cây?
+Các cây này thuộc loại cây gì?
+Ngoài các cây lương thực này các con còn biết các cây lương
thực nào khác nữa?(cô cho trẻ kể và phân loại các loại cây lương thực: cây
thân đứng, thân leo, thân bò, sống dưới nước hay trên cạn).
+Chúng có ích lợi gì?
+Ai là người trồng các cây lương thực để tạo ra các sản phẩm cho
chúng ta sử dụng hàng ngày?
+Chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn bác nông dân?
- Cô giáo dục trẻ: yêu quý, kính trọng bác nông dân, quý trọng
sản phẩm của nghề nông, sử dụng tiết kiệm các sản phẩm đó.
c) Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi :
+''Thi xem ai nhanh''.
+''Ai chọn đúng''.
2) Hoạt động ngoài
trời
a) Hoạt động1 : HĐCMĐ: ''Đoán tên 1 số sản phẩm của cây lương thực qua câu
đố''.
- Cô lần lượt đọc các câu đố về sản phẩm của cây lương thực cho
trẻ đoán tên:
+ “Hạt
gì nho nhỏ
Trong trắng ngoài vàng
Xay, giã, giần, sàng
Nấu thành cơm dẻo?”
+ “Bắp gì nhiều áo, nhiều râu
Bóc ra những hạt đâu đâu cũng trồng?”
+ “Củ gì mập mạp
Vỏ tím, ruột vàng
Bé cắm cái que
Thành ngay con
nghé?”…
- Hỏi trẻ: Các sản phẩm đó có lợi ích gì đối với cuộc sống của
chúng ta?
- Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, kính trọng
bác nông dân, quý trọng sản phẩm của nghề nông, sử dụng tiết kiệm các sản
phẩm đó.
b) Hoạt động 2: Trò chơi ''Gieo hạt''.
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi ''Dệt vải''.
b) Hoạt động 2: Hoạt động học
LQVH :Thơ
“Ăn quả”.
*Hoạt động 1: Trò chuyện, gây
hứng thú.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát ''Quả'' và trò chuyện với trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Cô dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ
nghe.
-Lần 1: Cô đọc bài thơ diễn cảm cho trẻ nghe.
-Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.
*Hoạt động 3: Đàm thoại, trích
dẫn.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Trong bài thơ có nhắc đến những loại quả gì?
+ Ăn na giúp ích gì cho cơ thể?
+ Ăn mận da dẻ ntn? Ăn đào, ăn bưởi, ăn lê cơ thể sẽ ra sao?
+ Ăn nhiều loại quả sẽ có ích lợi gì?
+ Muốn cho cơ thể khỏe mạnh hồng hào, chăm ngoan, học giỏi thì
phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất, thích ăn nhiều hoa quả
để cơ thể khỏe mạnh.
*Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc(cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô hỏi lại tên bài, tên tác giả, cho cả lớp đọc lại 1 lần.
- Khi trẻ đã thuộc cô cho trẻ đọc nâng cao.
*Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối
ngày.
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát và
trả lời.
- Trẻ so sánh và nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát và nêu nhận xét
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý quan sát và nêu nhận xét
- Trẻ so sánh và nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Trẻ nghe cô đọc và quan sát tranh minh họa.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nhận xét cùng cô.
- Trẻ chơi tự chọn.
- Trẻ nhận xét cùng cô.
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment