Giáo án Trò chuyện phân biệt lợi ích các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH ) Trò chuyện phân biệt lợi ích các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con n...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-tro-chuyen-phan-biet-loi-ich-cac-nhom-thuc-pham-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi.html
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH)
Trò chuyện phân biệt lợi ích các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người
I.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ phân biệt được 4 nhóm thực phẩm
- Trẻ biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm đối với sức
khỏe con người
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng so sánh,
phân biệt
- Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ có thái độ đúng trong ăn uống: phải ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm mới có 1 cơ thể khỏe
mạnh và trí tuệ mới phát triển tốt được
II. CHUẨN BỊ
- Lô tô 4 nhóm thực phẩm, tranh dinh dưỡng.
Cô chia lớp thành 4 nhóm
- Bài hát
“Mời bạn ăn”,
câu đố về: “Quả dưa hấu”
- Hệ thống câu hỏi
III. HƯỚNG DẪN
* HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây
hứng thú cho trẻ và giới
thiệu bài
- Cô đưa câu đố:
“Quả gì ruột đỏ
Lay
láy hạt đen
Mời
bé nếm xem
Ngọt
ơi là ngọt”
(Quả
dưa hấu)
- Trò chuyện về quả dưa hấu và các loại quả và các loại thực phẩm hàng ngày…trò chuyện về chủ đề “Tôi cần gì để lớn
lên khỏe mạnh”.
=>Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng,
...dẫn dắt trẻ vào bài
*HĐ 2:Tìm hiểu lợi ích của 4 nhóm thực phẩm
Cô chia lớp thành
4 nhóm
+ Nhóm chất đạm,
+ Nhóm chất béo
+ Nhóm chất bột
đường
+ Nhóm chất
vitamin và muối khoáng
Cô đến từng nhóm
và thảo luận cùng trẻ:
* Tìm hiểu về nhóm
tinh bột.
- Cô đặt câu hỏi để
trẻ trả lời:
+ Đội các con có
bức tranh về nhóm thực phẩm nào?(thực phẩm giàu
tinh bột)
+ Trong tranh có
những thực phẩm nào?
+ Ngoài các thực
phẩm có trong tranh con còn biết những thực phẩm nào khác thuộc nhóm tinh bột?
+ Cách chế biến
thực phẩm trong nhóm tinh bột?
+ Các món ăn từ
nhóm tinh bột?v.v...
=> Cô chốt lại
thực phẩm thuộc nhóm tinh bột- GD trẻ ăn hết xuất, ăn chín, uống sôi.
|
* Tìm hiểu về nhóm chất đạm.
* Tìm hiểu về nhóm
chất béo.
* Tìm hiểu về nhóm
chất vitamin và muối khoáng
* Cho trẻ so sánh
sự giống và khác nhau giữa các nhóm thực phẩm.
4 nhóm thực phẩm có điểm giống và khác nhau
như thế nào?
=> Cô chốt lại:
- Giống nhau: đều gọi
là thực phẩm, cung cấp các chất dinh dưỡng rất cần thiết để nuôi sống con
người, giúp cơ thể lớn lên và khỏe mạnh
- Khác nhau: Về tên
gọi, màu sắc, nguồn gốc và lượng dinh dưỡng đặc trưng của từng nhóm
+ Nhóm tinh bột
gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, mì tôm...
+ Nhóm chất đạm
gồm: thịt, trứng, tôm, cua, cá...
+ Nhóm chất béo
gồm: dầu ăn, lạc, mỡ, vừng.
+ Nhóm chất vitamin
và muối khoáng gồm: các loại rau, củ, quả như củ cà rốt, rau muống, cà chua,
cam, chanh.
=>Cô chốt lại: Trong mỗi bữa ăn hàng ngày chúng
ta phải ăn đầy đủ và cân đối tất cả các nhóm thực phẩm thì mới giúp cho cơ thể
khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp.Vì vậy các con phải ăn uống đầy đủ, ăn hết xuất
...
*HĐ 3: Trò chơi:
- TC:“Kể đủ 3 thứ”(trong cùng 1 nhóm)
- Chơi: “Hãy xếp
nhanh thành nhóm”
- TC: “Đội nào nhanh hơn”(từng thành viên trong mỗi đội phải chạy nhanh lên tìm
và mang về 1 lô tô của nhóm thực phẩm mà
đội mình được phân công )
- Hát bài “Mời bạn ăn” và kết thúc.
------------------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* QSCMĐ: Quan sát tranh trang trí khăn hình vuông
* Trò chơi
TC(mới ) : “Khách
đến chơi nhà”
TCDG : “Lộn
cầu vồng”
* Chơi tự do(4 nhóm)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết chiếc khăn tay là 1 đồ dùng cá nhân
- Nắm được cách trang trí 1 chiếc khăn tay
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú chú ý học,yêu thích hoạt động tạo
hình
II. Chuẩn bị
- Chỗ ngồi, tranh mẫu chiếc khăn tay, 1chiếc khăn tay
- Hệ thống câu hỏi
III. Hướng dẫn
1.HĐ 1:QSCMĐ:
* Ổn
định tổ chức- gây hứng thú:
- Chơi TC: “Trời tối” – “Trời sáng”, sau đó cô đưa ra chiếc khăn tay và hỏi trẻ đây là
cái gì? dùng để làm gì?... Dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
* Quan sát tranh trang trí khăn hình vuông
+ Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
+ Các con có nhận xét gì về chiếc khăn này?
+ Chiếc khăn có dạng hình gì?
+ Màu gì?
+ Các họa tiết có dạng hình gì?
+ Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?v.v…
=>Cô chốt lại nội dung gd trẻ biết sử dụng chếc khăn tay đúng mục đích, giữ gìn không làm rách hỏng chiếc khăn tay nói
riêng và tất cả các đồ dùng cá nhân khác ...
2.HĐ 2:Trò chơi:
- TC1:
Khách đến chơi nhà:
Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Khách đến nhà”. Cô chơi mẫu, cho 2
trẻ chơi thử
+ CC: các bạn ngồi thành vòng tròn,1 bạn sẽ bị bịt mắt
và 1 bạn đóng vai khách nói “ cộc ,cộc ,cộc”giả làm tiếng gõ cửa, bạn bịt mắt
sẽ hỏi “ai đấy?”khách sẽ đáp lại là bạn hãy đoán xem tôi là ai? Bạn bịt mắt
phải đoán tên và tả đặc điểm của khách
+ LC: nếu bạn bịt mắt mà đoán đúng tên và đặc điểm của
khách thì bạn đóng vai khách sẽ phải bịt mắt, nếu đoán
sai bạn đó phải tiếp tục bịt mắt
+ Cô cho trẻ chơi 5-6 lần
- TC2: “Lộn cầu vồng” cô cho trẻ nhắc lại lc, cc và chơi 3-4 lần
3.HĐ 3:Chơi tự do: cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát
trẻ chơi
-------------------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chơi “Khách đến nhà”(Ôn)
- Đọc thơ: Xòe tay
I. Mục đích – yêu cầu
- 1 số trẻ thuộc bài thơ
- Trẻ biết luật chơi, cc và chơi tốt trò chơi
- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
II. Chuẩn bị
-
Chỗ
hoạt động hợp lí, xắc xô, mũ chóp
-
Bài thơ: Xòe
tay
III. Hướng dẫn
- Cô nói tên trò chơi, cho trẻ chơi nói lại lc, cc và chơi trò chơi 4-5 lần
- Cô cho trẻ đọc
thơ theo cô 2 - 3 lần
* Nêu
gương cuối ngày: bình
thưởng cờ bé ngoan, liên hoan văn nghệ
Post a Comment