Kế hoạch tuần Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì lớn lên để khỏe mạnh?
KẾ HOẠCH TUẦN III Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì lớn lên để khỏe mạnh? 1 tuần (Từ ngày ... đến ngày ...) Mục tiêu giáo dục ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/ke-hoach-tuan-chu-ge-nhanh-3-toi-can-gi-de-lon-len-va-khoe-manh.html
KẾ HOẠCH TUẦN III
Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì lớn lên để
khỏe mạnh? 1 tuần
(Từ ngày ... đến ngày ...)
Mục tiêu giáo dục
|
Nội dung giáo dục
|
Mạng hoạt động
|
1. Lĩnh vực phát
triển thể chất
|
||
CS1: Bật xa tối thiểu 50cm
|
- Bật xa 40 – 50 cm
- Bật qua vật cản 15 – 20 cm.
|
- VĐCB: Nhảy qua các vật cản bò bằng bàn tay, cẳng chân.
- TC: Nhảy vào, nhảy ra
|
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài
đường viền các hình vẽ.
|
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ
bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề trường bản
thân.
|
- Trang trí chiếc khăn hình vuông.
- HĐG(tạo hình): Tô
màu, vẽ một số loại quả.
|
CS16: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày
|
- Các thao tác lau mặt, chải răng
- Thời điểm cần lau mặt, chải răng
- Tự lau mặt, chải răng đúng theo các thao tác
- Thể hiện ý thức tự chăm sóc bản thân
|
- Giờ đón trẻ, cô cùng trẻ trò chuyện thói quen tự phục vụ
bản thân của trẻ.
- HĐNT: Quan sát chải răng đúng quy cách
|
Chỉ số 19: Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn
hàng ngày
|
- Kể tên một số thực ăn cần có
trong bữa ăn hàng ngày
- Phân biệt được thức ăn theo
nhóm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo....)
|
- Trò chuyện, phân biệt lợi ích
các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người.
- HĐG: Nấu ăn
|
2. Lĩnh vực phát
triển tình cảm và quan hệ xã hội
|
||
CS 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản
thân
|
Ý kiến cá nhân trong việc lựa
chọn các trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác theo ý thích của bản thân.
|
QS trong HĐG, hay HĐNT…
|
CS49: Trao đổi ý kiến của mình với các
bạn.
|
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình
với các bạn trong nhóm hoặc người lớn gần gũi.
- Chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác hoặc nhóm
bạn.
|
- Thảo luận nhóm qua hoạt động góc
- HĐCMĐ: Phân loại 4 nhóm thực phẩm.
|
CS 54: Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép
với người lớn
|
- Xưng hô lễ phép đúng lúc.
- Thể hiện sự lễ phép, lịch sự
với bạn bè và người lớn xung quanh.
|
- Dạy mọi lúc mọi nơi.
|
CS 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong
sinh hoạt hàng ngày.
|
- Thể hiện 1 số hành vi bảo vệ môi trường.
- Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi
, đồ dùng đúng nơi, ngăn nắp, gọn gàng . Tham gia quét, lau chùi lớp học.
- Tắt điện khi ra khỏi lớp, sử dụng tiết kiệm nước.
- Chăm sóc cây trong vườn trường, không hái hoa bẻ
cành.
|
- Cất đồ dùng đúng nơi, ngăn nắp, gọn gàng . Tham gia quét,
lau chùi lớp học.
- Kê dọn bàn ăn, giường ngủ.
- HĐNT: Nhặt lá trên sân trường. Dạo quanh
sân trường.
|
3. Lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ và giao tiếp
|
||
CS62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên
quan đến 2-3 hành động
|
- Lắng nghe và hiểu được những lời nói, chỉ dẫn của người
khác liên quan đến 2, 3 hành động.
- Biết trả lời lại bằng những hành động, lời nói phù hợp.
- Thực hiện được theo lời chỉ dẫn các hành động có liên
quan trực tiếp.
- Thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn
|
- Trong mọi hoạt động.
|
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn
giản, gần gũi.
|
- Thường xuyên nhận ra và nói
được một số từ khái quát.
|
HĐCCĐ: Trò chuyện phân biệt lợi
ích các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người.
|
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện,
thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
|
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi
mầm non.
|
- Thơ “Bé ơi”
- Đồng dao “Lộn cầu vồng”, “tập tầm vông”. Nu na, nu nống
|
CS65: Nói rõ ràng
|
- Phát âm đúng theo các âm phụ, âm đầu, âm cuối và các điệu
- Phát âm đúng các chữ cái tiếng việt.
- Nói rõ ràng các từ ngữ
- Phát âm rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể
hiểu được
- Sử dụng lời nói rõ ràng, dễ dàng, thoải mái, nói với âm
lượng vùa đủ
|
Mọi lúc,
mọi nơi. Mọi hoạt động trong ngày
|
4. Lĩnh vực phát
triển nhận thức
|
||
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát,
bản nhạc
|
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc
là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay
nhanh.
|
- Nghe hát: “Lý chiều chiều”;
|
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài
hát hoặc bản nhạc
|
- Cảm thụ được giai điệu và lời
của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai
điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo
ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
|
- Hát VĐ: Mời bạn ăn
- TC: Giọng hát to- giọng hát nhỏ
|
CS 105: Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm
bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
|
- Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các
cách khác nhau
- Thêm bớt, chia nhóm có số lượng 5 thành hai
phần
- Gộp các nhóm đối tượng và đếm
|
- Ôn tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm
vi 5.
|
CS 112: Hay đặt câu hỏi
|
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
|
- Trong các hoạt động hàng ngày
|
I . THỂ DỤC BUỔI SÁNG
* Trẻ tập kết hợp với lời ca “ Ồ sao bé không lắc”.
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: 2 tay đưa trước lật ngửa
- Chân: Xoay đầu gối, lắc đùi
- Thân:
Lắc hông
- Bật: Tại chỗ
1. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ có nề nếp thói quen tập thể dục buổi
sáng.
- Tập nhanh nhẹn, dứt khoát các động tác.
- Phát triển tốt các cơ vận động tinh thần
thoải mái.
2. Chuẩn bị :
- Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Nơ, xắc xô, loa đài.
3. Hướng dẫn :
* Khởi động :
- Làm theo người dẫn đầu, chạy nhanh, chạy
chậm, thực hiện khởi động các khớp (cổ, cổ tay, cổ chân, cánh tay, hông, đầu
gối,.... ) hát bài đi đều và về 3 hàng theo tổ
* Trọng động :
- Cô giới thiệu bài tập.
- Trẻ tập cùng lớp trưởng các động tác kết
hợp với lời ca bài “ Ồ sao bé không lắc”(cô khuyến khích trẻ tập). Tập 2 lần
3. Hồi tĩnh:
- Đi
nhẹ nhàng hoặc hát 1 bài trong chủ đề
---------------------------------
II. MỘT SỐ
TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
·
Trò chơi mới:
+ Khách đến nhà
+ Truyền bóng qua đầu
·
Trò chơi cũ:
+ Trời nắng trời mưa
+ Thi đi nhanh
+ Nhảy vào , nhảy ra
+ Lộn cầu vòng
+ Mèo đuổi chuột
+ Nghe giọng hát đoán tên bạn
------------------------------------------
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
I. ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên chủ đề đang thực hiện “Bản thân” chủ
đề nhánh “Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh”
- Biết tên, vị trí từng góc chơi, biết nội dung từng
góc chơi.
2. Kỹ năng
- Thể hiện tốt vai chơi của mình
- Biết phối hợp chơi với bạn tốt để hoàn thành công
việc
- Luyện những kỹ năng đã học
- Phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Yêu quý , chăm sóc bản thân , hiểu được ích lợi
của việc ăn uống đầy đủ, sạch sẽ
II. CHUẨN BỊ
- Đồ chơi ở các góc chơi đủ cho trẻ, chỗ hoạt động hợp lí
- Góc phân vai: Đồ chơi gia đình, nấu ăn, bán hàng, búp bê
- Góc tạo hình: giấy, bút chì , bút màu, đất nặn, bảng , phấn
- Góc âm nhạc: dụng cụ âm nhạc, xắc xô, bài bát “ Mời bạn ăn”
- Góc học tập: các con số, các hình hình học, bộ chữ cái
- Góc xây dựng: đồ dùng xây dựng, gạch, hàng rào, hình học
phẳng
III. HƯỚNG DẪN
1. Giới thiệu góc chơi
-
Cho
trẻ hát cùng cô bài “ Mời bạn ăn”, sau đó cô hỏi về nội dung bài hát?
-
Cô
giới thiệu chủ đề nhánh : “Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh”
+ Hỏi trẻ hàng ngày các con ăn uống, tập luyện như
thế nào ?
=>Giáo dục trẻ biết ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm tập thể
dục , giữ gìn cệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh ăn uống,...
- Cô giới thiệu các góc chơi trong lớp, nội dung của
từng góc chơi, cho trẻ tự nhận góc chơi và thỏa thuận vai chơi.
+ Góc phân vai: Chơi trò chơi cô giáo, bán hàng, nội trợ
+ Góc học tập: Chơi với các chữ cái ,chơi với các con số.
+ Góc tạo hình: Vẽ các loại thức ăn, rau củ hoa quả, vẽ
trang trí chiếc khăn hình vuông, tranh
bé ăn,...
+ Góc xây dựng: Xây trường học, xây chợ, xây các khu vườn trồng rau quả, xếp hình em bé
+Góc âm nhạc: Biểu diễn một số bài trong
chủ đề
2. Tiến hành chơi ở các góc
2.1:Góc phân vai :
+ Chơi :“bán hàng”
+ Chơi :“nội
trợ”
- Cho trẻ
thỏa thuận các vai chơi, tự phân công công việc cho mỗi thành
viên ( vai người bán, người mua, chăm
sóc em bé, vai người nấu ăn)
- Cô giúp trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra hoạt động
2.2: Góc học tập: Tập đọc viết các chữ cái, chơi với các con số.
- Cô vẽ mẫu , cho trẻ vẽ và đọc theo.
2.3: Góc tạo hình : Vẽ các loại thức ăn, rau củ hoa quả, tranh bé ăn,...
- Cô hỏi trẻ ý định vẽ gì ? vẽ như thế nào? Tô màu
gì?
- Cô khích lệ, động viên óc sáng tạo của trẻ
2.4: Góc xây dựng: Xây trường học, xây chợ, xây các khu vườn trồng
rau quả....Xếp hình em bé( các tư thế: đi, chạy, tập thể dục)
- Cô giúp trẻ lấy đồ chơi ra và hoạt động
- Lần đầu cô hướng dẫn trẻ khi lúng túng
2.5: Góc âm nhạc: Biểu diễn một số bài trong chủ đề( Chọn 1 trẻ
khá điều khiển các bạn chơi trong nhóm)
3. Nhận xét hoàn thành các góc chơi
- Cho trẻ giao lưu tại 1góc chơi chính, cô nhận xét từng góc chơi, từng cá nhân trong nhóm
- Hát bài: “ Cất
đồ chơi” và kết thúc
Post a Comment