Giáo án: Nhảy qua các vật cản, bò bằng cẳng chân và bàn tay
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Giáo án: N hảy qua các vật cản , bò bằng cẳng chân và bàn tay + Trò chơi : Nhảy vào, nhảy ra I. Mụ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-nhay-qua-cac-vat-can-bo-bang-cang-chan-va-ban-tay.html
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Giáo án: Nhảy qua các vật cản, bò bằng cẳng chân và bàn tay
+ Trò chơi : Nhảy vào, nhảy ra
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ và gọi đúng tên vận động “Nhảy qua các vật cản , bò bằng cẳng chân và
bàn tay”
- Thực hiện đúng vận động
- Tập bài tập phát triển chung đều và đẹp
2. Kỹ năng
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng bật và bò bằng
cẳng chân và bàn tay cho trẻ
- Biết phối hợp vận động
- Phát triển tố chất vận động, sự nhanh nhẹn, khéo léo
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích thể dục, có ý thức tổ chức kỷ luật
- Mạnh dạn, biết phối hợp với bạn bè khi chơi trò
chơi
II. Chuẩn bị
- 6 hộp, 2 đường thẳng dài 4m, rộng
40cm
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng, xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
- Trang phục, đầu tóc gọn gàng
III. Hướng dẫn
* HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Các con ơi! sắp tới trường MN Mai động sẽ tổ chức hội thi “Bé khỏe bé đẹp” đấy , ai ai cũng muốn về đó thi tài, thế các con có muốn tham gia ko?
- Chúng mình sẽ tập luyện 1 tiết mục thật xuất sắc để
tham dự hội thi nhé!
- Vậy cô sẽ hưỡng dẫn chúng mình bài tập “Nhảy qua các vật cản , bò bằng cẳng chân và
bàn tay”
* HĐ 2: Nội dung
1. Khởi động
Cho trẻ thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi về
chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy
chậm, dàn hàng về ba tổ
2. Trọng động
* Tập bài tập phát triển chung: 2lần x 8 nhịp, động tác chân (nhấn mạnh) 3 lần x 8 nhịp
- Tay: đưa phía trước, lên cao
- Chân: Khuỵu gối, tay sang ngang- về trước
- Bụng : gập người, ngón tay chạm mũi bàn chân
- Bật: tách chụm
* Vận động cơ bản :“ Nhảy qua các vật cản , bò bằng cẳng chân và bàn tay”
- Cô làm mẫu lần 1 (Trẻ quan sát)
- Cô làm mẫu lần 2 (Vừa làm vừa phân tích)
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng trước vật cản, tay chống
hông tạo đà: hơi nhún gối bật lên tục qua 3 hộp(
vật cản), sau đó ngồi quỳ gối, 2 bàn
tay chống xuống đất và bò bằng cẳng chân và bàn tay qua đường thẳng(
Chiếu) dài 4m, rộng 40cm
- Cho 2 trẻ lên tập, cô và các bạn quan
sát, cho trẻ nhận xét bài tập của bạn, cô nhận xét bài tập,
cho trẻ nhắc lại cách tập
- Trẻ thực hiện: Cô cho từng trẻ thực hiện , chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 đội thi đua
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
* Trò chơi vận động: “ Nhảy vào, nhảy ra”
- Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần
3. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng và kết thúc
------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* HĐCMĐ: Làm quen với bài thơ “Xòe tay” (Phong Thu)
* Trò chơi :
Nghe giọng hát đoán tên bạn (tt)
Mèo đuổi chuột
Lộn cầu vồng
* Chơi tự do :4 nhóm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Biết được tên câu bài thơ, tác giả
- 1 số trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
- Trẻ chơi tốt các trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
- Chỗ ngồi, bài thơ “xòe tay” , bài hát “Cánh hoa nở”
- Câu hỏi đàm thoại
- Xắc xô, bài đồng dao, mũ chóp
III. Hướng dẫn
1.HĐ 1: HĐCMĐ:
* Ổn
định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
Cho trẻ hát bài “cánh hoa nở”, sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, trò chuyên về đôi bàn tay
=>Cô chốt lại nội dung, gdtrẻ yêu quý và biết cách chăm sóc bảo vệ đôi bàn
tay nói riêng và các bộ phận giác quan khác, dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
* Làm
quen với bài thơ: “ Xòe tay”
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe sau đó ĐT
với trẻ
+ Tên bài thơ, tên tác giả?
+ Bài thơ điều gì?
+ Đôi bàn tay khi xòe ra được ví như cái gì?
+ Khi muốn thưa cô tay phải làm gì?
+ Còn khi đi lại thì tay thế nào?
+ Khi nào thì tay cầm tay bạn? v.v…
+ Chúng mình cùng xòe tay ra và đếm nào?
=>Cô chốt lại nội dung giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn đôi bàn tay, dùng đôi tay vào việc có ích, không dùng tay để nghịch bẩn hay đánh
bạn....
2.HĐ 2: Trò chơi
Cô nói tên trò chơi, trẻ nêu luật chơi, cách
chơi
- Trò chơi chính “Nghe giọng hát đoán tên bạn” chơi 5-6lần
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”, chơi 3-4 lần
-
TC: lộn cầu vồng” chơi 2-3 lần
3.HĐ 3:Chơi tự do :Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
-------------------------------------------
C.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: (văn học)
Thơ “Xòe tay”(Phong Thu)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
- Biết thêm tác dụng của đôi bàn tay
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích
- Kỹ năng đọc thơ diễn cảm theo nhịp điệu và nội
dung bài thơ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú học
- Có thái độ yêu quý ,bảo vệ, chăm sóc đôi tay khỏe đẹp
II. Chuẩn bị
- Bài
thơ “Xòe tay”, bài hát “Cánh
hoa nở” “Tập đếm”
- Tranh minh họa, giấy bút vẽ
- Câu hỏi đàm thoại
- Chỗ ngồi hợp lí
III. Hướng dẫn
* HĐ 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho
trẻ và giới thiệu bài
- Hát bài “Cánh hoa nở”Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, trò chuyên về đôi bàn tay
=>Cô chốt lại nội dung, gdtrẻ yêu quý và biết cách chăm sóc bảo vệ đôi bàn
tay nói riêng và các bộ phận giác quan khác, dẫn dắt trẻ vào bài
* HĐ 2: Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1 sau đó hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả?
- Cô đọc diễn cảm lần 2 cùng tranh minh họa
* HĐ 3:Đàm thoại
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Chúng mình cùng xòe tay ra và đếm nào?
+ Đôi bàn tay khi xòe ra được ví như cái gì?
+ Khi muốn thưa cô tay phải làm gì?( Cho 1
trẻ lên làm trước lớp)
+ Còn khi đi lại thì tay thế nào?
+ Khi nào thì tay cầm tay bạn?
=>Cô chốt lại nội
dung giáo dục trẻ yêu quý,
giữ gìn đôi bàn tay, dùng đôi
tay vào việc có ích, không
dùng tay để nghịch bẩn hay đánh bạn....
* HĐ 4: Dậy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô 2 lần
- Đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Đọc theo hiệu lệnh: đọc nối, đọc to nhỏ
- Cô cùng cả lớp đọc diễn cảm lại bài thơ
*HĐ 5: TC củng cố
- Vẽ bàn tay xinh
- Cho trẻ hát bài “ Tập đếm” và kết thúc
* Nêu gương cuối ngày: bình thưởng cờ bé ngoan
Post a Comment