Giáo án LQVT: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ
Giáo án LQVT: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, k...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvt-nhan-biet-phan-biet-khoi-cau-khoi-tru.html
Giáo án LQVT: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-
Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt đặc điểm giống và
khác nhau của khối cầu và khối trụ.
2. Kỹ năng:
-
Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua khảo sát.
-
Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ.
3. Giáo dục:
-
Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ
-
Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu
, khối trụ như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp rượu,
viên bi, quả bóng…một số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật…
-
Một số khối cầu, khối trụ.
-
Đất nặn các màu, bảng con, chiếu…
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Ôn định tổ chức và trò chuyện theo chủ đề:
- Hát: Mùa xuân đến rồi
- Trò chuyện với trẻ về
mùa xuân: Thời tiết, cây cối, lễ hội… (tết Nguyên đán) về hội xuân và các trò
chơi trong hội xuân. Hỏi trẻ:
+ Hội xuân thường có
các trò chơi gì? (Ném còn, đá bóng, đánh cầu…)
- Hôm nay chúng ta sẽ tổ
chức chơi một số trò chơi để chuẩn bị cho hội xuân.
-
Chia trẻ thành 2 nhóm:
+
1 nhóm chơi với bóng như: Đá bóng, truyền bóng, lăn bóng…
+
1 nhóm chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối
lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn…
-
Cho đại diện các nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình như:
+
Nhóm của con chơi với đồ chơi gì?
+ Đã chơi được những
trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì: (Trẻ đá, lăn bóng, xếp bóng, xếp
chồng các khối trụ…)
* Hoạt động 2: Nhận
biết, phân biệt, gọi tên khối cầu, khối trụ
- Cho trẻ về chỗ ngồi
- Tiếp tục hỏi trẻ: Đã
dùng những hộp bia, lon nước…để xếp, tạo ra các sản phẩm gì? (Xếp hàng rào, xếp
tháp…)
- Nhóm chơi với bóng có
thể tạo ra được các sản phẩm như vậy không? Tại sao? (Không xếp được thành hình
tháp…)
- Cô và trẻ trẻ thực
hành với khối cầu, khối trụ: (cô cùng làm với trẻ)
+
Cho mỗi trẻ 1 khối cầu và 1 khối trụ.
+
Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét:
+ Khối cầu lăn được
không? tại sao? (Lăn được về nhiều hướng)
+ Khối trụ lăn được
không?Tại sao? ( Lăn được nhưng chỉ lăn
được về
một hướng)
- Cho trẻ dùng tay sờ
xung quanh khối cầu, khối trụ, nhận xét
và gọi tên khối.( Khối cầu xung quanh tròn đều, không có góc cạnh, không có mặt
phẳng. Khối trụ có 2 mặt phẳng 2 bên)
-
Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu đều tròn nên lăn được về mọi
hướng còn khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 bên nên chỉ
lăn được về một hướng.
+
Yêu cầu trẻ xếp chồng 2 loại khối lên nhau. (2 trẻ thực hành với nhau).
Khối trụ chồng lên nhau
được, khối cầu không chồng lên nhau được
+ Khối cầu chồng lên
nhau được không? Vì sao? (Không được, vì các mặt đều cong tròn)
+ Khối trụ chồng lên
nhau được không? Vì sao? (Chồng lên được, vì hai đầu có 2 mặt phẳng)
- Cô và trẻ rút ra kết
luận : Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu
các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được.
* Hoạt động 3: * Trò chơi luyện tập
* Trò chơi 1: Đội nào
nhanh tay:
- Chuẩn bị: Các loại khối vuông, tròn, chữ nhật, một số loại đồ chơi đồ
dùng có dạng các khối trên
- Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp
(không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví dụ: (đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và
lấy khối trụ). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không
được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng
và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi
hàng xếp 5 vật cản là các khối cầu, khối trụ (các quả bóng nhựa, các hộp rượu
hình trụ). Để mỗi hộp cách nhau 40cm để trẻ đi zích zắc qua 5 vật cản. cuối đoạn
đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào.
Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường
zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và
mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối
về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên.
- Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy
khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần
2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối tròn.
* Trò chơi 2: Thi nặn
mâm quả và bánh kẹo ngày tết…
- Cho trẻ ngồi
theo nhóm. Cho trẻ nặn các loại quả tròn, bánh chưng, bánh kẹo ngày tết…có các
dạng khối tròn, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật…
Cô trò chuyện và yêu cầu trẻ đặt tên cho một số bánh kẹo, hoa quả có dạng khối
cầu và khối trụ mà trẻ nặn được. Ví dụ: Bánh chưng vuông, bánh tày, kẹo sôcôla
(tròn) quả cam. quả quýt…Các loại quả, bánh kẹo đó có dạng khối nào…
- Cả lớp bày mâm quả và
hát múa về mùa xuân…
3. Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Hoa Đào”
-
TCVĐ: “Gieo hạt”
- Dặn dò trẻ trước khi
ra sân
a.
HĐCCĐ:
- Cho trẻ ngồi thành
vòng tròn
- Đọc cho trẻ nghe bài
thơ “Hoa Đào” (2 -3 lần)
Gió bấc thổi lạnh quá
Cây đứng run bên đường
Những bông hoa đào nhỏ
Vẫn nở hồng trước sân
Hoa bảo: Đông đã hết
Tết sắp tới nơi rồi.
- Hỏi trẻ cô vừa đọc
bài thơ gì?
- Bài thơ nói về loài
hoa nào? Có màu gì? Nở vào mùa nào?
* Giáo dục trẻ biết
chăm sóc bảo vệ các loài hoa,không bứt lá bẻ cành...
a. TCVĐ: “Gieo hạt”
- Cô nêu
cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ
chơi 2-3 lần
c. CTD: “Cầu thang leo, bập bênh”
Cô quan sát, bảo
đảm an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Làm quen
truyện “Sự tích bánh chưng bánh giầy”
- Cô giới thiệu tên truyện,
tên tác giả
- Kể diễn cảm cho trẻ nghe,
tóm tắt nội dung câu chuyện
- Cô đọc cho trẻ đọc cùng cô
nhiều lần, hỏi trẻ: Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác? Nội dung câu chuyện
đã nhắc đến món ăn nào trong ngày tết?
* Chơi kết
hợp ở các góc
- Cô quan sát trẻ chơi ở các
góc
- Luyện kỷ năng biểu diễn một
số bài hát
- Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ
chơi gọn gàng, sạch sẽ.