Giáo án thể dục: Đi theo đường ngoằn nghèo
Giáo án thể dục: Đi theo đường ngoằn nghèo TC: “ Mèo và chim sẽ” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1.Kiến thức: - Trẻ biết vận động:Đi trong đư...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-the-duc-di-theo-duong-ngoan-ngheo.html
Giáo án thể dục: Đi theo đường ngoằn nghèo
TC: “ Mèo và
chim sẽ”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1.Kiến thức:
- Trẻ biết
vận động:Đi trong đường ngoằn ngoèo
- Trẻ biết đi
trong đường ngoằn ngoèo
- Trẻ biết
tên trò chơi, biết chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ”
2. Kỹ năng:
-Trẻ biết
phối hợp nhịp nhàng chân tay,mắt nhìn về phía trước,không dẫm chân vào vạch 2
bên đường. .
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý tham gia vận động
theo hướng dẫn của cô.
- Tham gia chơi cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô
- Nhạc khởi động
- Một mũ mè, một mũ chim sẻ
- 2 con đường ngoằn ngoèo dài
3m,rộng 25-30cm
2.Đồ dùng của bé
- Mỗi trẻ một mũ chim sẻ
3.Địa điểm
- Trong phòng học gọn gàng
,sạch sẽ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú
Xúm xít...xúm xít
Các con ơi! Cô vừa nhận được 1
lời mời đến thăm nhà bạn Gấu đấy! lớp mình có muốn đến thăm nhà bạn Gấu
không?Nhưng đường đến nhà bạn Gấu rất xa. chúng mình phải đi bằng tầu hoả đấy.Nào
các con cùng lên tầu với cô nào!
-Trẻ đi theo vòng tròn,kết hợp
các kiểu đi.
* Hoạt động 2: Trọng động
a) BTPTC: Tới ga
rồi.Chúng mình vừa đi tầu về rất mỏi.Giờ cả lớp cùng tập vài động tác theo bài
“mèo con”cho khoẻ nhé.
- Mèo con vươn vai(3 lần)
- Mèo con uốn lưng(3 lần)
- Mèo con dình mồi(3 lần)
- Mèo con bắt bướm(3 lần)
Các con thấy người khoẻ hơn chưa?Đường
đi vào nhà bạn thỏ còn 1 đoạn nữa đấy nhưng đoạn đường này rất khó đi.Gìơ cô
mời các con đúng sang 2 bên hàng để cô hướng dẫn các con cách đi nhé.
b) VĐCB:Muốn đến được
nhà bạn gấu các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo.Các con chú ý nhìn cô đi
trước nhé.
- Cô đi lần 1 (chỉ nói hiệu
lệnh không phân tích)
- Cô đi lần 2: Phân tích thao
tác:Chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát 2 chân chụm vào nhau.Khi nghe hiệu
lệnh đi cô đi phối hợp chân tay nhịp nhàng.Mắt nhìn phía trước tới đường gấp
khúc cô đi chậm hơn để không dẫm vào hoa 2 bên đường.
- Cô đi lần 3: Gọi 1 trẻ đi
mẫu cùng cô.Cô nhấn mạnh lại các thao tác
À bây giờ chúng mình cùng tập
với cô nhé.
Trẻ thực hiện:2 trẻ/1 lượt(Cô
bao quát , sửa sai cho trẻ.
- Các con ơi bạn Gấu vừa nói
với cô là bạn Gấu đã chuẩn bị 1 món quà đế tặng những bạn nào giỏi đấy.Các con
phải đi lối tiếp nhau lên nhận quà sau đó các con đi theo đường ngoằn ngoèo này
về(tay cô chỉ phía đích đến)
- Trẻ tập nối tiếp nhau
- Các con nhìn xem bạn Gấu
tặng chúng mình cái gì nhỉ?À cái mũ đấy chúng mình cùng đội mũ lên đầu nào.
c) TCVĐ: Cô giới
thiệu tên trò chơi: “Mèo và chim sẻ”
+ Cô nêu:
- Cách chơi:Chim mẹ và chim
con đi kiếm ăn gặp mèo đuổi đàn chim sẻ bay nhanh về tổ
- Luật chơi:Ai mà bị mèo bắt được
sẽ phải ra ngoài 1 lần chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét động viên khuyến
khích trẻ sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ làm chim sẻ bay nhẹ
nhàng vài vòng trong lớp học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về công việc của một số cô
bác trong trường
TC: “ Tìm bạn”
CTD: “Xích đu, cầu trượt”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- trẻ biết được một số công việc của các cô bác trong
trường như cô cấp dưỡng, bác bảo vệ...
2. Kỷ
năng:
- Mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về DDSK
- Biết trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu quý các cô bac nhân
viên trong trường.
II. TIẾN HÀNH
a. HĐCCĐ: “Trò chuyện về công việc của một số cô bác trong trường”
* Trò chuyện với trẻ về bác bảo vệ
* Trò chuyện với trẻ về công việc của cô cấp dưỡng
+ Giáo dục trẻ: biết kính trọng, yêu quý các cô bác nhân
viên trong trường.
b. TCVĐ:“ Bịt mắt bắt dê”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
c. Chơi tự
do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi mới: “ Tìm bạn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi mới
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Cô bao quát, nhận xét, khen trẻ
Đánh giá
cuối ngày
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................