Giáo án âm nhạc Hát vận động Mời bạn ăn
Giáo án âm nhạc Hát vận động “Mời bạn ăn”(Trần Ngọc) Nghe hát “Lý chiều chiều”(dân ca Nam bộ ) TC âm nhạc: “ Giọng hát to – giọng hát...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-am-nhac-hat-van-dong-moi-ban-an.html
Giáo án âm nhạc Hát vận động “Mời bạn ăn”(Trần Ngọc)
Nghe hát “Lý chiều chiều”(dân ca Nam bộ)
TC âm nhạc: “Giọng hát to – giọng hát nhỏ”
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ nhớ tên bài hát, tên
tác giả
-Trẻ biết hát đúng giai điệu kết hợp vận động nhịp nhàng minh họa phù hợp theo lời bài “Mời bạn ăn”
2. Kỹ năng
- Phát triển thính
giác cho trẻ thông qua trò chơi
- Trẻ vận động minh họa thành thạo, tự
nhiên
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ,
hợp lí
II. Chuẩn bị
- Chỗ hoạt động. máy tính, loa
- Hệ thống câu hỏi, xắc xô
III. Hướng dẫn
*HĐ1: Ổn định tổ chức , giới thiệu bài
- Cô đưa câu đố về 1 số loại thực phẩm
Quả gì lòng đỏ
Không kết từ hoa
Mẹ nó là Gà
Cho ta nhiều đạm
(Quả trứng gà)
- Trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm trong bữa
ăn hàng ngày
=>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng..
dẫn dắt trẻ vào bài
* HĐ 2: Dạy trẻ vận động minh họa bài “Mời bạn ăn”
- Cô giới thiệu vận động
- Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích:
+ Động
tác 1: 1 tay chống cạnh sườn,
1 tay đưa ra phía trước làm động tác mời , sau mỗi câu hát lại đổi tay “mời bạn ăn /ăn cho tróng lớn/mời bạn
uống/uống nước mịn da”
+ Động tác 2: 1 tay chỉ, 1 tay chống hông “Thịt và rau trứng đậu cá tôm”
+ Động
tác 3: 2
tay đưa gần miệng làm động tác ăn, sau đó giơ 2 tay lên cao và dang rộng “mình cùng ăn nhất định sẽ lớn nhanh”
+ Động tác 4: Đưa tay lên cao và vẫy “Được đi thi bé khỏe bé ngoan”
- Cả lớp vận động cùng cô 2 lần
- Cô cho trẻ vận động theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ
- Cô chú ý quan sát , động viên, sửa sai cho trẻ kịp thời
* Vận động sáng
tạo ( 3 tổ có cách vận động khác nhau)
* HĐ 3: Nghe hát “Lí chiều chiều”(Dân ca Nam bộ)
- Cô hát lần 1- hỏi trẻ tên bài hát, tên làn điệu dân ca- Giảng nội dung bài
hát
- Cô
hát mẫu lần 2 (minh họa động tác)
*HĐ 4: Trò chơi âm nhạc “Giọng hát to – giọng hát nhỏ”
- Cô nói tên trò
chơi, nêu rõ luật chơi, cách chơi. Cho trẻ chơi 2-3 lần
A.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* HĐCMĐ: Dạo chơi vói môi
trường
* Trò chơi :
“Trời mưa”(Trọng tâm)
“Mèo đuổi chuột”
“Lộn cầu vồng”
* Chơi tự do
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên chủ đề đang học
- Biết ích lợi của môi trường sống trong lành đối
với sức khỏe con người
2. Kỹ năng
- Rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý ,giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên
nhiên sạch đẹp
II. Chuẩn bị
-
20 ghế,
-
Chỗ
hoạt động cho trẻ, bài đồng dao
III. Hướng dẫn
a.HĐ1:HĐCMĐ
* Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài “Đi chơi”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh “Tôi cần gì để lớn lên khỏe mạnh”
* Cho trẻ dạo chơi quan sát quang cảnh thiên nhiên, hít thở không khí trong lành
+ Thời tiết hôm nay thế nào?
+ Các con nhìn thấy những gì quanh mình?
+ Các con có cảm nhận gì nào?
+ Con thấy thời
tiết bây giờ có gì khác so với buổi sáng sớm?
+ Có thấy trong người thoải mái hơn không?
+ Thời tiết như vậy có ảnh hưởng tốt ( hay sấu) như thế nào đối với sức
khỏe con người?
=>Cô chốt lại: 1 bầu không
khí trong lành rất cần thiết cho cuộc sống của chúng mình, giúp ta có cảm giác
thoải mái, thư giãn, cơ thể khỏe khắn hơn...giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ môi
trường
b. HĐ 2:Trò chơi
- TC: “ Trời mưa”(trọng
tâm): cô nêu tên trò
chơi, cho trẻ nhắc lại luật
chơi, cách chơi và chơi 5-6 lần
- TC “Mèo đuổi chuột” cô nêu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần
- TC
“Lộn cầu vồng” cô nêu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 2-3 lần
c.HĐ 3:Chơi tự do : Chơi theo nhóm, cô chú ý bao quát trẻ chơi
-----------------------------------------
A.
HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG
·
Nêu
gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan
·
Nêu
gương cuối tuần: Bình thưởng phiếu bé ngoan
·
Vui
văn nghệ cuối tuần
1. Mục đích-yêu cầu.
- Trẻ biết
bình cờ bé ngoan cho mình và bạn.
- Trẻ
thuộc bài hát.
2. Chuẩn bị.
- Cờ, bảng bé ngoan
- Phiếu bé
ngoan và một số tiết mục văn nghệ.
3. Hướng dẫn.
- Cô cho
trẻ nhắc lại 3 tiêu chí đạt bé ngoan.
- Dựa vào
số cờ trên ống để bình phiếu bé ngoan
- Cho trẻ
tự nhận xét ưu khuyết điểm của mình và của bạn trong tổ.
- Mời đại diển tổ trưởng tổ lên kiểm
tra số cờ của các bạn trong tổ của mình.
- Cô nhận xét tuyên dương những
trẻ đạt nhiều cờ và thưởng bé ngoan trước cho những trẻ có số cờ nhiều nhất.
Sau đó liên hoan văn nghệ chúc mừng các bạn được thưởng phiếu bé ngoan
- Múa hát 2-3 bài( cô và trẻ cùng tham gia)
Post a Comment