Đề tài: Hát “ Quả cà chua”
Chủ để nhánh: Một số loại rau củ quả LVPT: TCKNXH Đề tài: Hát “ Quả cà chua” I. Mục đích - yêu cầu 1 . KiÕn thøc - Trẻ b...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-hat-qua-ca-chua.html
Chủ để nhánh: Một số loại rau củ quả
LVPT: TCKNXH
Đề tài: Hát “ Quả cà chua”
I. Mục đích - yêu cầu
1. KiÕn thøc
- Trẻ biết
tên bài hát, thuộc bài hát
- Biết lợi
ích của rau củ quả
- Biết hình
dáng, màu sắc của quả cá chua
2. Kỹ năng
-Trẻ hát
đúng giai điệu bài hát.Chơi được trò chơi.
3. Thái độ
- Biết ăn cà
chua cung cấp nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Trẻ biết
ăn chín uống sôi
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát “Qủa cà chua”, Quả cà chua.
- Đồ dùng của trẻ: Mặt nạ chơi trò chơi.
* NDTH: Câu đố
* LGCĐ: VSDD
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định :
- Cô đố: “Tên em cũng gọi
là cà
Mình tròn vỏ đỏ
Chín vừa nấu canh “
(Đố là quả gì?)
- Vậy con có nhận
xét gì về quả cà chua?
- Cô cũng có 1 bài hát nói về một bạn nhỏ luôn nhớ
lời cô dặn là khi tô màu quả cà chua thì phải tô quả đỏ cuốn xanh để thành
quả cà chua chín hồng.
2. Nghe hát “ Quả cà chua”
- Cô hát lần 1.
- Bài hát có tên “Qủa cà chua” của nhạc sĩ Phạm
Tuyên.
- Cô hát lần 2 với nhạc.
- Các bạn ơi.
Trong bài hát vừa nhắc đến quả gì?
- C/c Có biết quả cá chua còn được gọi chung là gì
hôn?
- Vậy ngoài quả cà chua thì c/c con biết những loại
rau củ quả nào nữa?
- Các con có biết các loại rau củ quả cung cấp cho
chúng ta chất gì cho chúng ta?
- Trước khi ăn rau củ quả thì chúng ta cần phải làm
gì? Vì sao?
* GD: Trong rau củ quả có nhiều vitamin và khoáng
chất, nên chúng ta phải ăn thường xuyên để mau lớn và khỏe mạnh.
Nhưng trước
khi ăn chúng ta phải rữa sạch và nấu chín, nếu không sẽ không tốt cho sức
khỏe
- Cô và trẻ cùng hát lại
- Mời 1 số trẻ hát
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
3. Trò chơi: “Đoán
tên bạn hát”
* Cách chơi: cô sẽ mời một bạn lên mang
mặt nạ và ở dướ cô sẽ mời một bạn đứng lên hát , bạn mang mặt nạ có nhiệm vụ
là đoán tên bạn vừa hát tên là gì?
* Luật chơi: không được mở mặt nạ ra khi bạn đang hát. Nếu đoán
đúng thì bạn hát sẽ lên thay, đoán sai thì sẽ đoán tiếp
- Trẻ chơi
- Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ
|
- Dạ. Qủa cà chua.
- Dạ. Cà chua có dạng tròn, màu đỏ, dùng làm thức
ăn.
-Vitamin.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Dạ. Qủa cà chua.
- Dạ. Rau củ quả
- Dạ. Cà rốt, bí, rau muống,..
- Dạ. Vitamin,..
- Dạ. Phải rửa sạch
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát
- Dạ. Quả cà chua
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
|
IV. Hoạt động chuyển tiếp
- Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa
tay, lau mặt sạch sẽ
V. Hoạt động ngoài trời
Xâu hạt
* Cách chơi : Phát cho các bé những rổ đựng hạt cườm và
dây chỉ mảnh. Hướng dẫn bé dùng những sợi chỉ mảnh xâu hạt cườm lại thành vòng
tay hoặc vòng cổ. Bạn hãy làm mẫu một hoặc hai lần cho bé xem. Có thể treo
những chiếc vòng mẫu đã được hoàn thành trước mặt bé. Hãy gợi ý cho bé làm
chiếc vòng có nhiều màu sắc hơn là chỉ một màu.
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận
xét.
- Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm
bảo an toàn cho trẻ.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa, ăn phụ
- Rửa
tay, rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
-
Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng ăn.
-
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
* Ôn: Hát “ Quả cà chua”
- Hát “ Quả cá chua”
- Trò chuyện về nội dung bài hát,
- Chơi trò “ Đi siêu thị mua rau
củ”
VIII. Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong
ngày
- Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên
dương cắm cờ và trả trẻ
IX. Đánh Giá Cuối Ngày
* Nội dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp
và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi cần thiết:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
*
Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức
khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia
đình)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Post a Comment