Đề tài: Dạy Trẻ Nhận Biết Sự Khác Nhau Về Chiều Dài Của 2 Đối Tượng( Dài – Ngắn)
Hoạt động chung: TD LQVT Đề tài: Dạy Trẻ Nhận Biết Sự Khác Nhau Về Chiều Dài Của 2 Đối Tượng ( Dài – Ngắn) I./MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-day-tre-nhan-biet-su-khac-nhau-ve-chieu-dai-cua-2-doi-tuong.html
Hoạt động chung:
TD LQVT
Đề tài: Dạy Trẻ Nhận Biết Sự Khác Nhau Về Chiều Dài Của 2 Đối Tượng ( Dài –
Ngắn)
I./MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Cháu
nhận biết chiều dài cùa 2 đối tượng được
theo sự hướng dẫn của cô.
– Cháu phân
biệt dài ngắn theo sự hướng dẫn của cô.
– Có sự chú ý
gọi đúng chiều dài.
II./CHUẨN BỊ:
– Sân bằng phẳng, túi cát, đích nằm
ngang.
– Băng giấy đỏ
ngắn, xanh dài. ( có chiều dài không bằng nhau)
– Búp bê.
III/. TIẾN TRÌNH HOẠT
ĐỘNG:
TD
Ném Đích
Nằm Ngang .
a/. Mở đầu hoạt động:
–
Hát “ nhớ ơn Bác” trò chuyện về bài hát cho xem tranh bài hát nói về
tình cảm của bạn nhỏ dành cho Bác. Các con chăm ngoan học giỏi thường xuyên tập
thể dục.
b./ Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động cô
|
Hoạt động cháu
|
*Hoạt động 1: khởi động
– Tập hợp cháu 3 hàng dọc chuyển vòng tròn
đi kiễng chân ..
*Hoạt động 2: trọng động
–
Cho cháu chuyển hang dọc hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
– Cô
đứng đối diện với cháu làm mẫu cho cháu tập theo.
– Hô hấp 2.
–
– Chân 2.
– Bụng 3.
– Bật 1.
* Vận động cơ bản: ném
đích nằm ngang”.
– Làm mẫu lần 1.
– Làm mẫu lần 2 giải thích: cô đúng trước
vạch chuẩn bước chân về trước một bước tay cầm túi cát đặt ngang tầm nhìn mắt
nhìn về đích ném về đích nằm ngang xong đi nhẹ nhàng về chổ (tay nọ chân kia).
– Mời 2 cháu thực hiện cho lớp xem.
– Thực hành: lần lược 2 cháu lên ném đến hết
lớp.
– Cho cháu bật lại lần 2.
– Mời 4 cháu thực hiện lại cho lớp xem.
*Hoạt động 4: trò chơi
“ trời mưa”
– Giới thiệu hướng dẫn trò chơi và cách
chơi.
– Cho cháu chơi thử.
– Cho cháu chơi.
– Nhận xét trò chơi .
*Củng cố, giáo dục: nhắc lại tên
bài, thường xuyên tập ném, giờ sau ném tốt hơn có đôi tay mạnh khoẻ, có sự
định hướng đúng..
*Hoạt động 5: hồi tỉnh
– Cho cháu hít thở tự nhiên về chổ.
|
– Cả lớp chú ý xem và lắng nghe
và thực hiện theo cô.
– Chú ý tập theo cô.
– Chú
ý thực hiện theo cô và bạn.
– Nghe cô giới thiệu và lặp
lại.
– Chú ý xem.
– Chú ý xem và lắng nghe.
– Cháu khá xung phong thực hiện
cho lớp xem.
– Lần lược 2 cháu ném đến hết
lớp.
– Cháu khá thực hiện cho lớp
xem.
– Chú ý nghe và tham gia chơi.
– Một cháu chơi cho lớp xem.
– Cháu tham gia chơi.
– Chú ý nghe.
– Chú ý nghe.
– Cả lớp đi nhẹ nhàng kết hợp
vun tay.
|
c/.Kết thúc hoạt động:
– Nhận xét tuyên dương.
********************
LQVT
Dạy Trẻ Nhận Biết Sự Khác Nhau Chiều Dài
Của 2
Đối Tượng Dài Hơn – Ngắn Hơn.
a/.Mở đầu hoạt động:
– Hát “ nhớ ơn Bác” cho xem tranh về Bác. Trò
chuyện về bài hát và giới thiệu bài nhận biết chiều dài 2 đối tượng.
b/.Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động cô
|
Hoạt động cháu
|
* Hoạt động 1:
– Cô đọc thơ “ Bác Hồ của em” trò chuyện về
bài thơ nói về ai? Lúc còn sống Bác luôn quan tâm đến mọi người nhất là các
cháu thiếu nhi. Vì vậy các con phải siêng năng chăm học.Sắp đến ngày sinh nhật
của Bác cô chuẩn bị nhiều băng giấy để trang trí cho đẹp.
– Cô cho cháu xem băng giấy
màu xanh , màu đỏ và nói băng giấy màu xanh dài hơn, băng giấy màu đỏ ngắn
hơn.
– Cô đặt băng giấy màu vàng, băng giấy màu
cam, tím, trắng cô cũng thực hiện như trên.
*Hoạt động 2:
luyện tập cá nhân.
– Mời cháu lên gắng theo yêu cầu của cô dài,
ngắn ( cháu gắn và nói kết quả).
– Luyện tập chung xếp lôtô
theo yêu cầu của cô băng giấy màu đỏ ngắn, xanh dài; vàng ngắn tím dài.
*Hoạt động 3: tô
màu băng giấy
– Nhận xét chung từng nhóm.
*Hoạt động 4:
“ ai nhanh hơn” .
– Cô chuẩn bị nhiều băng giấy và mỗi cháu có
1 loại băng giấy tương tự sau đó cô cháu cùng đi và hát khi nghe c/c hãy về
đúng và nói kết quả. ( cháu đổi với bạn và chơi lại lần 2).
– Nhận xét trò chơi.
*Củng cố:nhắc
lại tên bài.
*Giáo dục: chú ý tham gia học gọi đúng tên băng giấy
có chiều dài, ngắn.
|
– Chú ý nghe và trả lời. Chú ý xem lắng nghe
và nhắc lại (cả lớp, cá nhân).
– Chú ý xem lắng nghe và nhắc lại.
– Lớp đồng thanh, cá nhân nhắc lại.
– Chú ý xem lắng nghe và nhắc lại.
– Cá nhân thực hiện lớp nhận
xét.
– Cả lớp thực hiện.
– Kết nhóm thực hiện.
– Chú ý nghe.
– Chú ý nghe và tham gia chơi.
– Chú ý nghe.
|
c/.Kết thúc hoạt động:
–
Nhận xét, tuyên dương.
–
Hát “ nhớ ơn Bác”.
*Nội dung đánh giá hoạt động
cuối buổi:
– Hoạt động chung:
+TD:
cháu tham gia thực hiện đạt ....... còn ......chưa thực hiện được.
+ LQVT: cháu tham
gia học đạt:........còn........ chưa đạt.
–
Hoạt động khác:
+ Đón trẻ: cháu
tham gia thực hiện tốt.
+ Thể dục
sáng:cháu tham gia học tốt.
+ Hoạt động ngoài
trời:cháu tham gia học tốt.
+ Hoạt động
góc:cháu tham gia học tốt.
Post a Comment