Chủ đề nhỏ: Trường mầm non của bé
Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề nhỏ: TRƯỜNG MẦM NON A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH – TRÒ CHUYỆN. 1. Đón trẻ. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-nho-truong-mam-non-cua-be.html
Chủ điểm: TRƯỜNG
MẦM NON
Chủ đề nhỏ: TRƯỜNG MẦM NON
A. ĐÓN TRẺ - HOẠT
ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH – TRÒ CHUYỆN.
1. Đón trẻ.
- Cô đến trước 15 phút, mở cửa thông thoáng
phòng học, vệ sinh lớp học, vệ sinh xung quanh trường.
- Cô đón trẻ với thái độ
vui vẻ thoải mái, nhắc trẻ chào cô giáo, chào các bạn, chào người thân, và cất đồ dùng cá
nhân vào nơi quy định.
2. Hoạt động tự
chọn.
- Cho trẻ chơi tự do
với đồ chơi trong lớp mà trẻ thích.
3. Điểm danh.
- Cô gọi tên trẻ lần
lượt theo sổ theo dõi trẻ.
4. Trò chuyện.
-
Cô hỏi trẻ và trao đổi với trẻ về những
việc trẻ đã làm giúp gia đình.
-
Cô giới thiệu chủ đề mới và trao đổi với trẻ về chủ đề.
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG.
Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt động: Thể dục
Đề
tài: ĐI, CHẠY THEO
CÔ
Trò chơi: Quả bóng nảy
I.
Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
-
Đi, chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng, không lê chân, không cúi đầu và đúng
hướng.
2. Kỹ
năng.
-
Phát triển các tố chất thể lực như: Nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ.
4.
Giáo dục.
-
Giáo dục trẻ yêu thích môn học, có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
-
Địa điểm: Sân bằng phẳng, sạch sẽ, trẻ khỏe mạnh.
-
Đồ dùng: Bóng nhựa 5 - 6 quả
- Trang phục: Cô và trẻ quần áo gọn
gàng.
-
NDTH: Âm nhạc: Đi tàu lửa.
MTXQ: Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
Toán: Hình dạng.
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
1. Hoạt
động 1: Hãy khởi động nào.
- Cho trẻ
chơi tự do
- Cô cho
trẻ đi vòng tròn và thực hiện một số kiểu đi theo hiệu lệnh của cô sau đó về
xếp 2 hàng dọc, điểm số tách hàng.
- Bài tập đội hình: Cho trẻ tập nghiêm, nghỉ,
quay phải, trái, trước, sau.
2. Hoạt
động 2: Chúng ta cùng tập đều.
- Đội hình: 4 hàng ngang khoảng cách dãn đều.
- Động
tác tay 1: Đưa hai tay ra sau lưng và nói: “Giấu tay”. Cô hỏi “Tay đâu” trẻ
đưa thẳng tay ra trước, lòng bàn tay ngửa và nói “Tay đây”.
- Động
tác chân 2: Cho trẻ giậm chân tại chỗ và hô “một - hai, một – hai”.
- Động
tác bụng 1: Gà mổ thóc.
- Động
tác bật 1: Bật tiến về trước.
- Cho trẻ
chuyển đội hình.
3. Hoạt
động 3: Bạn nào giỏi hơn.
- Đội
hình: Tự do.
- Giới
thiêụ bài: Đi, chạy theo cô.
Các con
ơi! Sáng nay bạn Bông gọi điện cho cô mời các bạn lớp mẫu giáo 3 tuổi A đến
nhà bạn Bông để dự sinh nhật bạn ấy đấy.
Ngay bây
giờ cô sẽ dẫn các con đến nhà bạn Bông để vui sinh nhật cùng bạn ấy nhé.
Trước khi đi các con nghe cô dặn, đường đi đến nhà bạn Bông rất xa, xa ơi là
xa đòi hỏi các con phải đi thật khéo léo và cẩn thận đó.
Bây giờ
cô sẽ dẫn các con đi, chạy theo cô.
Lần 1: Bây giờ chúng mình sẽ làm đoàn tàu để đi
đến nhà bạn Bông, khi cô nói tàu lên dốc thì các con nói “Đi bằng gót chân”,
khi cô nói tàu đi thường thì các con nói “đi bằng bàn chân”, cô nói tàu xuống
dốc, các con nói “đi bằng mũi bàn chân”, cô nói tàu đi đường bằng, các con
nói “đi bằng bàn chân”.
Lần 2: Các con ơi! hồi nãy cô đi trước thấy vườn
hoa nhà bạn Bông rất đẹp, các con có muốn ngắm hoa không?. Các con cùng đi
ngắm hoa với cô nhé.
+ Các con
thấy hoa có đẹp không?
+ Mưa to
rồi chạy đi thôi.
- Cô hỏi trẻ tên bài?.
4. Hoạt
động 4: Bé cùng chơi.
- Trò chơi: Quả bóng nảy.
- Luật chơi: Mỗi lần bóng nảy thì trẻ được nhảy lên 1
lần.
- Cách chơi: Khi cô cầm bóng đập xuống nền nhà thì các con nhảy lên một cái, giả bộ làm như quả bóng nảy. Khi cô đập bóng nảy cao thì các con phải nhảy cao, đập bóng nảy thấp thì các con nhảy thấp. Khi bóng không nảy thì các con đứng yên, khi bóng lăn thì các con chạy theo bóng..
- Cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô quan sát và động viên trẻ.
5. Hoạt động 5: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ
hít thở nhẹ nhàng 2 - 3 vòng.
|
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Tập 3 – 4 lần
- Tập 3 – 4 lần
- Tập 3 – 4 lần
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Thực hiện theo cô.
- Đi ngắm hoa cùng cô.
- Có ạ.
- Trẻ chạy theo cô.
- Nghe cô giới thiệu và
hướng dẫn chơi.
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ hít thở nhẹ nhàng 2 - 3
vòng.
|
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ
đích: Quan sát trường mầm non.
Quan sát cánh đồng lúa.
2. Trò chơi vận động: Tập
tầm vông. Nhảy vào nhảy ra.
3. Chơi tự do.
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ được thăm quan các khu vực trong
trường và biết được các khu vực hoạt động của từng nơi trong trường, từ đó trẻ
biết được những nơi nguy hiểm để phòng tránh .
- Qua quan sát cánh đồng lúa trẻ biết
các công việc của bố mẹ, các cô bác nông dân…từ đó trẻ thêm yêu, kính trọng
người nông dân.
- Trẻ có hứng thú tham gia trò chơi.
Biết đoàn kết khi chơi.
II. Chuẩn bị.
-
Địa điểm quan sát mát mẻ, bằng phẳng an toàn cho trẻ, trẻ khỏe mạnh.
- Tâm lý thoải mái, hạt giàng giàng.
III. Tiến
hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe.
- Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời,
cùng trò chơi mà trẻ sẽ được chơi, cho trẻ sửa lại trang phục cho gọn gàng
rồi ra sân chơi, nhắc trẻ đi thành hàng ra sân...
2. Hoạt động 2: Bé khám phá.
a, Quan sát
trường mầm non.
- Cho trẻ quan sát trường mầm non và hỏi trẻ
tên trường, tên lớp, tên các khu vực trong trường, địa chỉ trường mầm non…
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ
sinh, như vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, biết giữ gìn và
bảo vệ cây xanh…
b. Quan sát cánh đồng lúa.
- Dẫn trẻ ra sân trường quan sát cánh đồng
lúa và giới thiệu: Đây là ruộng lúa, lúa vẫn đang con xanh chưa ra bông.
+ Ai đã làm ra cánh đồng lúa này?.
=> Khi lúa ra bông, lúa chín bố, mẹ
gặt đem về phơi khô rồi đém sát thành hạt gạo rồi nấu cho chúng mình ăn.
+ Vậy để làm ra hạt lúa bố, mẹ các cháu
phải làm những công việc gì?.
+ Làm ruộng gọi là nghề gì?.
=> Củng cố giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
a, Trò
chơi: Tập tầm vông.
+ Cô giới thiệu trò chơi: Tập tầm vông.
- Luật chơi:
Trẻ thuộc lời bài đồng dao, khi câu cuối cùng kết thúc phải đoán được tay nào
của bạn có hạt, có mấy hạt hoặc tay nào không có.
+ Cách
chơi: Cho trẻ cầm trên tay một số hạt giàng giàng, cùng đọc và làm động tác
theo lời bài đồng dao: Tập tầm vông. Sau khi bài đồng dao kết thúc cô cho hai
trẻ một đoán nhau xem tay nào có mấy hạt giàng giàng hoặc tay nào không có.
- Cô cho
trẻ chơi 3 - 4 lần, Cô quan sát khích lệ trẻ chơi.
- Cô
tuyên dương, động viên trẻ kịp thời.
b, Trò chơi:
Nhảy vảo nhảy ra.
-
Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 trẻ, mỗi nhóm chọn một người làm oẳn tù
tì, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. Nhóm 2 nhồi xuống thành vòng
tròn rộng, nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”. các “cửa” luôn giơ tay lên
hạ tay xuống ngăn không cho người nhóm 1 vào.
- Mỗi
trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ngoài vòng tròn để rình xem khi nào cửa mở (tay
hạ xuống) thì nhảy vào. Trẻ vừa nhảy vừa nói (vào) khi vào trong vòng rồi nói
(vào rồi). Khi 1 bạn ở nhóm 1 vào thì tất cả phải mở cửa để các bạn nhóm 1
được nhảy vào, khi đã vào hết thì các bạn phải tìm cách nhảy ra. Tương tự như
vậy với nhóm 2
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Hoạt
động 4: Chơi tự do.
- Cho trẻ chơi tự do trên sân theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ đi
vệ sinh cá nhân rồi vào lớp.
|
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát và trò
chuyện cùng cô.
- Bố mẹ....
- Trả lời.
- Nghề nông
- Trẻ lắng nghe cô giới
thiệu tên trò chơi
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe cô hướng
dẫn cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi.
|
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
-
Góc xây dựng: Xây trường mầm non – Xây lớp
học.
-
Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề - Chơi với dụng cụ âm nhạc.
-
Góc học tập: Đếm và tô nối các nhóm
có số lượng 2 – Tô màu tranh vẽ trường mầm non.
1. Yêu cầu.
- Trẻ biết chơi ở các góc chơi.
-
Biết liên kết các nhóm chơi với nhau nhịp nhàng.
-
Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi.
2. Chuẩn bị.
-
Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc.
3. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Hoạt
động 1: Trò chuyện cùng bé.
-
Cô giới thiệu chủ đề chơi: Bé vui chơi.
- Cô hỏi trẻ
tên góc chơi.
- Giới thiệu
nội dung các góc chơi:
- Cho trẻ
nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy
kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận.
2. Hoạt
động 2: Bé ơi cùng chơi nhé.
-
Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô cho trẻ
để quán xuyến nhóm chơi của mình.
- Khi trẻ
chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi như thế nào? Cô
gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với
góc chơi khác.
+ VD: Góc xây
dựng nên xây sân để xe rộng hơn và trồng thêm một số cây xanh cho không khí
thoáng mát. Góc học tập các con phải nói sao cho tương ứng các nhóm và tô màu
thật khéo….
- Nhắc trẻ
chơi nhẹ nhàng giữ gìn đồ chơi
3. Hoạt
động 3: Nhận xét.
- Cô nhận xét
từng nhóm chơi.
- Cho trẻ tập
trung về góc xây dựng.
- Cho nhóm
trưởng giới thiệu công trình xây dựng được xây như thế nào? Có những gì?
- Cả lớp khen
nhóm bạn chơi tốt.
- Cho cả lớp
biểu diễn văn nghệ để chúc mừng nhóm xây dựng..
- Cho trẻ về
góc cất đồ dùng đồ chơi.
* Kết thúc: Chuyển hoạt động khác.
|
- Trò chuyện cùng cô, nhận vai chơi.
- Trẻ nhận vai chơi và lấy ký hiệu về góc chơi.
- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi rồi phân nhóm trưởng, và
chơi ở các góc.
- Nhóm xây dựng giới thiệu về công trình xây dựng
của mình.
|
E. ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
1. Ăn trưa.
- Cô cho trẻ xếp hàng rửa
tay, cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ, nhắc trẻ ăn gọn gàng sạch sẽ, ăn hết suất
không làm rơi vãi...
- Ăn xong phép cơm, lau mồm, uống
nước, đi vệ sinh.
2. Ngủ trưa.
- Cô chuẩn bị chăn, chiếu, gối cho trẻ
ngủ.
- Cô bao quát trẻ ngủ để đảm bảo an
toàn cho trẻ.
Post a Comment