Chủ đề: Lớp mẫu giáo quý quốc của bé
Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề: LỚP MẪU GIÁO QUÝ QUỐC CỦA BÉ A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN I. Đón trẻ ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-lop-mau-giao-quy-quoc-cua-be.html
Chủ điểm:
TRƯỜNG MẦM NON
Chủ đề: LỚP MẪU GIÁO QUÝ QUỐC CỦA
BÉ
A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ
CHUYỆN
I. Đón trẻ - Hoạt động tự chọn.
- Cô
đến lớp trước giờ đón trẻ 15 phút để mở cửa thông thoáng vệ sinh phòng nhóm.
-
Khi trẻ đến lớp cô ân cần niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dung cá nhân đúng
nơi quy định.
-
Cô chú ý tới tâm trạng và sức khỏe của trẻ
- Trẻ vào lớp cô cho trẻ chơi tự do
theo ý thích với đồ chơi trẻ thích, cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho
trẻ.
II. Điểm danh - Trò chuyện.
-
Cô điểm danh theo thứ tự họ và tên trẻ trong sổ theo dõi trẻ.
-
Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ và trò chuyện với trẻ về những gì
xung quanh trẻ mà trẻ biết, cô gợi mở để trẻ nhớ lại và kể lại cho cả lớp cùng
nghe. Từ những gì trẻ kể cô động viên, tuyên dương và giáo dục trẻ.
-
Cô giới thiệu chủ đề tuần theo kế hoạch cho trẻ biết.
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG.
Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt
động: Thể dục
Đề tài: ĐI TRÊN GHẾ THỂ
DỤC
Trò
chơi: Nhảy tiếp sức
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ đi thăng bằng, tự
nhiên, đầu không cúi khi đi trên ghế thể dục.
- Trẻ nhanh nhẹn tự tin khi đi.
- Biết cách chơi trò chơi: Nhảy tiếp sức.
2. Kỹ năng.
- Rèn khả năng khéo léo, giữ cân
bằng khi đi trên ghế.
- Phát triển tư duy, trả
lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Phát triển thể lực cho trẻ. Rèn khả
năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ .
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, thích tham gia vận động.
Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn có trong bữa ăn, ăn hết suất để cơ thể
phát triển khỏe mạnh.
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính
nhanh nhẹn hoạt bát.
II. Chuẩn bị.
- Đồ dùng:
Ghế thể dục 2 cái. Vòng 10 cái.
- Trang phục: Gọn gàng, thoải mái.
- Sân tập: Bằng phẳng, sạch sẽ,
thoáng mát.
- NDTH:
+ Toán: Đếm số vòng.
+ Âm nhạc: Đoàn
tàu nhỏ xíu.
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA
TRẺ
|
1. Hoạt động 1: Bé thăm quan.
- Cho
trẻ tham quan triển lãm tranh về trường mầm non, cô trò chuyện với trẻ về
triển lãm tranh.
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Thử tài bé.
a. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”
sau đó di kết hợp các kiểu đi: đi thường, gót chân, kiễng chân, má bàn chân,
chạy chậm, chạy nhanh.
- Cho trẻ đứng thành hàng dọc điểm số 1, 2
để tách hàng.
-
Bài tập đội hình, đội ngũ: Cho trẻ nghiêm nghỉ, quay phải, trái.
b. Bài tập phát triển chung
- Động tác tay 1: Hai tay đưa trước, gập
trước ngực.
- Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra trước, lên
cao.
- Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người phía
trước, tay chạm ngón chân.
- Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động 3: Bé vui khoẻ.
a. Vận động cơ bản
- Cô cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối
diện cách nhau 4m.
- Cô giới thiệu cuộc thi: Đi trên ghế thể
dục.
+ Cô tập mẫu lần 1: Chính xác.
+ Cô tập mẫu lần 2: Phân tích vận động.
TTCB: Đứng ở đầu ghế, 2 tay chống hông,
khi có hiệu lệnh bước đi nhẹ nhàng trên ghế, đi hết đến đầu ghế bên kia bước
từng chân xuống ghế, sau đó đi về đứng ở cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ khá lên tập
- Cho lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng lên thực hiện
- Cô cho 2 tổ thi đua
+ Khi trẻ thực hiện cô quan sát, khuyến
khích trẻ tập đúng và nhanh
- Cô mời 2 trẻ khá lên tập lại
- Cô hỏi lại tên bài thể dục
= > Cô nhận xét, tuyên dương, giáo
dục trẻ
b. Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
- Cô giới thiệu trò chơi: Nhảy tiếp sức
+
Cách chơi: Chia trẻ làm 3 tổ đều nhau
sếp theo hàng dọc, khi nào các cháu nghe thấy hiệu lệnh “hai, ba” của cô thì
cháu thứ nhất ở cả 3 hàng nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy
nhanh về đưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên
đến ống cờ, đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ 3 cháu nào nhảy xong xuống
đứng ở cuối hàng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng
cuộc.
+
Luật chơi: Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ rồi chạy về đưa cho bạn đứng đầu
hàng, nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô quan sát, khuyến khích trẻ chơi.
=> Cô củng cố, giáo dục trẻ.
4.
Hoạt động 4: Bé dạo chơi.
-
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 phút, sau đó ra chơi.
|
- Trẻ tham quan cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát và đi theo hiệu
lệnh của cô.
- Trẻ đứng thành hàng dọc và
điểm số tách hàng.
- Trẻ tập theo hiệu lệnh.
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp.
- 3 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- Trẻ đứng 2 hàng ngang đối
diện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe và quan sát.
- 2 trẻ tập
- Cả lớp tập 2 lần
- 2 tổ thi đua
- 2 trẻ khá tập lại
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô giới
thiệu luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng cùng
cô.
|
C. HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát
tranh về trường mầm non - Dạo chơi xung quanh trường.
2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng -
Đếm tiếp.
3.
Chơi tự do.
I. Mục đích - yêu cầu.
- Trẻ biết tên các
lớp học và địa điểm của từng lớp học trong trường.
-
Biết yêu quý giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết giữ gìn đồ chơi trong trường.
-
Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi.
II. Chuẩn bị.
-
Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
-
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe.
- Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời,
cùng trò chơi mà trẻ sẽ được chơi, cho trẻ sửa lại trang phục cho gọn gàng
rồi ra sân chơi, nhắc trẻ đi thành hàng ra sân...
2. Hoạt động 2: Bé khám phá.
a, Quan sát
tranh vẽ trường mầm non.
- Cho trẻ quan sát trường mầm non và hỏi trẻ
tên trường, tên lớp, tên các khu vực trong trường, địa chỉ trường mầm non…
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ
sinh, như vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, biết giữ gìn và
bảo vệ cây xanh…
b. Dạo chơi xung quanh trường.
- Dẫn trẻ đi dạo chơi xung quanh khu vực
trường và trò chuyện cùng trẻ về các khu vực đó...
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
a, Trò chơi: Trò chơi: Lộn cầu vồng
Cô giới
thiệu tên trò chơi và nói cách chơi.
+ Cách
chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên
theo nhịp, cứ mỗi tiếng vung tay sang ngang một bên:
Đọc đến câu cuối cùng thì cả 2
đều chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ
xuống dưới, tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối
cùng lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
+ Luật
chơi: Đọc đến câu cuối cùng bắt đầu lộn nửa vòng quay lưng vào nhau (hoặc đối
mặt nhau).
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
+ Cô quan sát, khuyến khích trẻ
chơi.
=> Cô khái
quát lại.
b, Trò chơi: Trò chơi: Đếm tiếp.
+ Chuẩn
bị: Hai quả bóng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi và luật
chơi.
+ Cách
chơi: Chia trẻ làm hai nhóm xếp thành hai vòng tròn. Mỗi nhóm một quả bóng.
Cháu A vừa nén bóng cho cháu B vừa đếm 1. Cháu B bắt bóng và đếm tiếp 2. Cháu
C đếm 3...Cứ như vậy cho đến 10. Nếu bị rơi hoặc đếm nhầm phải đếm lại từ
đầu. Nhóm nào ít bị rơi bóng và đếm đến 10 trước nhiều lần là thắng cuộc.
+ Luật
chơi: Tung và bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần liền phải ra ngoài 1 lần
chơi.
+ Cho trẻ chơi 2 - 3 lần ( Trẻ
chơi cô quan sát khuyến khích động viên trẻ chơi)
- Hỏi tên trò chơi?.
- Nhận xét - giáo dục trẻ.
4. Hoạt động 4:
Chơi tự do.
- Cho trẻ chơi tự do
trên sân theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ đi vệ sinh cá nhân rồi vào lớp.
|
- Trẻ trò chuyện cùng
cô.
- Trẻ quan sát và trò
chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô giới
thiệu tên trò chơi
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe cô
hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi.
|
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa - Xây bếp ăn trường mầm non.
- Góc phân vai: Bác cấp dưỡng - Cô
giáo.
- Góc học tập: Xem sách, tranh truyện, về trường mầm non - Vẽ
tranh về trường mầm non.
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ
về trường mầm non.
I. Yêu cầu.
- Trẻ biết nhận vai chơi, biết phản ánh vai chơi.
- Biết liên kết các nhóm chơi với nhau nhịp nhàng.
- Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi.
II. Chuẩn bị.
- Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc.
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA
TRẺ
|
1.
Hoạt động 1: Bé giao lưu
- Cô gây hứng thú và dẫn dắt trẻ vào chủ đề
chơi.
- Cô giới thiệu các góc chơi và công việc
của từng góc, sau đó lấy kí hiệu và về góc chơi.
- Cô giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
2.
Hoạt động 2: Bé vui chơi
- Cô quan
sát, hướng dẫn trẻ chơi, cô nhập vai chơi cùng trẻ.
- Cô hướng
dẫn trẻ phân nhóm trưởng của từng nhóm và cho trẻ chơi ở góc chơi của mình.
- Cô tạo tình huống, gợi ý trẻ để trẻ liên
kết các góc chơi với nhau.
3.
Hạt động 3: Bé nào chơi giỏi.
- Cho nhóm trưởng các nhóm giới thiệu kết
quả chơi của nhóm mình. Nhóm xây dựng đi mời các bạn về thăm quan công trình
xây dựng của nhóm mình.
- Nhóm trưởng nhóm xây dựng lên giới thiệu
công trình của nhóm mình.
- Cho trẻ biểu diễn một chương trình văn
nghệ. Cô là người dẫn chương trình.
=> Cô khái quát lại
- Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi.
|
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu
- Lấy kí hiệu về góc chơi của mình.
- Trẻ đóng vai chơi ở các góc.
- Trẻ chơi và phân công nhiệm vụ cho từng thành
viên ở góc chơi của mình.
- Trẻ giao lưu với các bạn trong các góc chơi với
nhau.
- Trẻ đi mời các bạn về thăm quan góc chơi của
mình.
- Nhóm xây dựng giới thiệu góc chơi của mình.
- Trẻ biểu riễn văn nghệ
- Chú ý lắng nghe.
|
E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
+ Vệ sinh.
- Cho trẻ đi
vệ sinh cá nhân, rửa mặt mũi chân tay.
+ Ăn trưa.
- Cho trẻ tập
kê bàn ghế để ăn cơm.
- Cô chia cơm
cho trẻ và giới thiệu các món ăn, giá trị dinh dưỡng của món ăn cho trẻ biết.
- Nhắc trẻ mời
trước khi ăn. Khi ăn không làm rơi vãi, ăn hết xuất ăn của mình
+ Ngủ trưa.
- Cô hướng dẫn
trẻ rải chăn chiếu, cho trẻ ngủ đúng giờ giấc.
- Cô quan sát
trẻ ngủ
Post a Comment