Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm
Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm I) Mục đích. *- Trẻ biết bò theo đường dích dắc bằng 2 bàn tay và bàn ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/bo-dic-dac-bang-ban-tay-ban-chan-qua-5-hop-cach-nhau-60cm.html
Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân
qua 5 hộp cách nhau 60cm
I) Mục đích.
*- Trẻ biết bò theo đường dích dắc bằng 2 bàn tay và bàn chân qua
5hộp cách nhau 60 cm.
- Trẻ đoán được tên của một cây xanh qua câu đố, nói được đặc
điểm, íc lợi của chúng.
- Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện,hiểu nội dung
truyện.
*- Rèn luyện cho trẻ có kỹ năng bò bằng bàn chân, bàn tay và sự
khéo léo khi bò theo đường dích dắc.
- Phát triển ngôn ngữ, khả
năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng ghi
nhớ có chủ định cho trẻ
*- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
- Chơi trò chơi ngoan,
đoàn kết với bạn bè.
- Trẻ yêu quý cây xanh;
trồng và chăm sóc, bảo vệ cây.
II)
Chuẩn bị.
- Sàn tập, xắc xô, 5 hộp, 1 số loại rau củ quả.
- Hệ thống câu đố về các loại cây xanh. Tranh một số loai cây
xanh.
-Tranh truyện “Sự tích hoa hồng”
- Đồ chơi các góc.
III) Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học: Thể dục:
''Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm''.
*Kiểm tra sức khỏe của trẻ xem có ai bị đau ở
đâu không?
a) Khởi động.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi rồi ra hàng theo
tổ.
b) Trọng động.
*BTPTC:
- Cô cho trẻ tập các động tác theo nhịp đếm.
- Tay: Hai tay đưa ngang, gập khuỷu tay.
- Bụng: Hai tay đa sau lưng, cúi gập người về trước.
- Chân: Chân bước sang ngang và khuỵu gối.
- Bật: Bật tách, khép.
*VĐCB: “Bò díc dắc bằng
bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm''.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần, lần 2 cô phân tích động tác: Khi
bò chân nọ, tay kia, bò bằng 2 bàn tay, 2 bàn chân, đầu không cúi, mắt nhìn
thẳng, không chạm hộp.
- Cô cho 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên tập thử.
- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện nối tiếp nhau.
- Cô cho trẻ thi đua theo đội (cô bao quát, động viên, nhắc nhở
thêm cho trẻ )
+ Cô cho trẻ đếm, kiểm tra kết quả sau mỗi đợt thi đua.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
*Cho trẻ chơi: “kéo co”
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát khuyến khích trẻ
c)Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
2.Hoạt động ngoài
trời.
a) Hoạt động1 : HĐCMĐ: ''Đoán tên 1 số cây xanh qua câu đố''
- Cô lần lượt đọc các câu đố về một số cây xanh cho trẻ đoán
tên:
+ “Cây gì thân nhẵn, lá xanh
Có buồng quả chín, ngọt lành thơm ngon.”
+ “Cây cao bóng cả
Lá xanh li ti
Chùm hoa đỏ lửa
Rung rinh gọi hè
Là cây gì?”
+ “Thân tròn nhiều đốt
Phơ phất lá dài
Róc hết vỏ ngoài
Bé ăn ngọt lắm
Là cây gì?”
+ “ Thân tôi mềm, thấp bé
Mùa về nặng trĩu
bông
Chăm tôi, người chẳng quản công
Tôi nuôi người sống, đền công
ơn người
Là cây gì?”…
- Hỏi trẻ: Các cây đó có đặc điểm gì, lợi ích gì đối với cuộc
sống của chúng ta?
- Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, kính trọng
bác nông dân, quý trọng sản phẩm của nghề nông, sử dụng tiết kiệm các sản
phẩm đó.
b)Hoạt động 2: Trò
chơi: “Cây cao, cỏ thấp”
- Cô quan sát,nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết.
3) Hoạt động chiều
a)Hoạt động1 : Trò chơi: Trồng
nụ trồng hoa
b) Hoạt động 2: Làm quen truyện ''Sự tích hoa hồng''.
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Màu hoa” và trò chuyện với trẻ:
+Cô và chúng mình vừa hát bài hát gì?
+Bài hát nói đến những màu hoa gì?
- Cô dẫn dắt giới thiệu truyện.
- Kể chuyện cho trẻ
nghe.
-Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe.
-Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa.
- Hỏi trẻ: Tên truyện, các nhân vật trong truyện?
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loại hoa.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối
ngày.
|
- Trẻ trả lời.
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập các động tác.
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ lên tập thử.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ lắng nghe và giải câu đố.
- Cây chuối
- Cây phượng vĩ
- Cây mía
- Cây lúa
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment